Cập nhật nội dung chi tiết về Viêm Mũi Dị Ứng – Family Hospital mới nhất trên website Duandautueb5.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Viêm mũi dị ứng là một bệnh của di truyền miễn dịch. Theo thống kê cho thấy, trên thế giới, khoảng 10-20% dân số mắc căn bệnh Viêm mũi dị ứng và con số này đang có xu hướng ngày càng tăng do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường toàn cầu.
VMDU là bệnh xảy ra do niêm mạc mũi quá nhạy cảm, khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (dị nguyên) sẽ gây ra những triệu chứng tại chỗ.
Nguyên nhân
– Yếu tố gia đình: Gia đình có cha hoặc mẹ bị VMDU thì tỷ lệ mắc bệnh này ở con cái là 65%.
– Do tiếp xúc dị nguyên: Bụi nhà, phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, thực phẩm, thuốc, khói thuốc lá…
– Yếu tố môi trường khí hậu: thay đổi thời tiết đột ngột, ô nhiễm môi trường
– Do bất thường cấu trúc giải phẫu của mũi: vẹo, gai vách ngăn làm tăng sự nhạy cảm của niêm mạc mũi và kích thích làm bệnh phát sinh.
Các triệu chứng phổ biến của VMDU
– Hắt hơi từng tràng
– Chảy mũi dịch trong
– Ngạt mũi gây khó thở do phù nề cuốn mũi
– Ngứa mũi, ngứa họng
– Ngứa ở khóe mắt, phù mi mắt dưới
– Ngứa ống tai ngoài
– Cảm giác ớn lạnh nhưng không sốt
– Triệu chứng nặng là sốc phản vệ (dị ứng thuốc, thức ăn…)
– Dựa vào yếu tố gia đình có người bị VMDU, triệu chứng: hắt hơi, chảy mũi, ngứa mũi, ngạt mũi và khám mũi có niêm mạc nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề, có ánh tím.
– Dựa vào các xét nghiệm: xét nghiệm máu có tăng bạch cầu ái toan và IgE, các xét nghiệm da tìm tác nhân gây dị ứng (Test lẫy da, Rạch da, Test trong da)
– Xquang: hình ảnh dày niêm mạc xoang, polyp xoang
– Điều trị triệu chứng:
+ Thuốc uống chống dị ứng bao gồm các loại antihistamin (Clopheniramin, Loratidin, Cetirizine, Telfast…), antinleukotrien (Singulair)
+ Thuốc xịt mũi tại chỗ bao gồm các loại thuốc co mạch, antihistamin và steroide trong đó steroid có hiệu quả nhất, có thể sử dụng lâu dài và có tác dụng phòng bệnh.
+ Kháng sinh trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn
+ Phẫu thuật giảm kích thích tại chỗ trong các trường hợp vẹo vách ngăn, gai vách ngăn.
– Điều trị giải quyết tác nhân gây bệnh:
+ Loại bỏ dị nguyên: thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc, loại bỏ thức ăn hay thuốc gây dị ứng, vệ sinh nhà cửa tránh bụi, nấm mốc…
+ Miễn dịch liệu pháp: phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu
Phòng bệnh
– Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: bụi nhà, lông chó mèo, khói thuốc lá…
– Tăng cường vệ sinh nhà cửa, môi trường sống
– Bảo vệ, giữ ấm vùng mũi, họng khi thời tiết thay đổi
– Tránh ăn uống đồ lạnh, tránh khói thuốc lá
ThS.BS Hồ Phan Thị Ly Đa
Đơn vị Tai Mũi Họng
Khoa Ngoại – Bệnh viện ĐK Gia Đình
Phân Biệt Viêm Mũi Dị Ứng, Viêm Mũi Thông Thường Và Viêm Mũi Xoang
Có bao giờ bạn ngửi một mùi lạ nào đó rồi bỗng nhiên hắt xì liên tục không? Đó là mũi phản “ứng” của mũi với một cái gì đó “dị dị”. Hiểu nôm na thì viêm mũi dị ứng là tình trạng xuất hiện khi mũi tiếp xúc với những vật thể lạ nhỏ trong không khí, mà những vật thể này khiến cho mũi phải phản ứng lại.
Bạn chỉ cần nhớ 4 chữ sau: ngứa, nhảy, chảy, nghẹt. Đó là ngứa mũi, nhảy mũi (hắt xì), chảy nước mũi và nghẹt mũi. Rất dễ nhớ phải không nào? Trong đó, ngứa mũi và hắt xì là 2 dấu hiệu điển hình và thường gặp nhất trong viêm mũi dị ứng. Để so sánh viêm mũi dị ứng – viêm mũi thông thường – viêm mũi xoang thì đây là 2 dấu hiệu đáng lưu tâm. Những người ngứa mũi thường lấy tay quệt mũi và đôi khi tạo nên một lằn ngang rất đặc trưng trên mũi (xem hình).
Có hơn 200 loại siêu vi có thể gây ra viêm mũi thông thường. Mỗi loại siêu vi còn chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn. Do đó, cơ thể chúng ta khó lòng sản sinh ra miễn dịch chống lại được tất cả các loại siêu vi trên. Đó là lí do vì sao mà từ nhỏ tới lớn, chúng ta bị cảm lạnh vô cùng nhiều lần không đếm xuể và tự hỏi vì sao cơ thể cứ mãi chịu thua bởi chứng bệnh “thông thường” này.
Viêm mũi thông thường là do siêu vi gây ra, và thường là tự khỏi sau khoảng 3-10 ngày. Vì vậy bạn chỉ cần bổ sung dinh dưỡng, nâng cao thể trạng giúp cơ thể tự chống chọi tốt với bệnh. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc để giảm bớt khó chịu như thuốc giảm đau, thuốc giảm tiết, thuốc giảm sung huyết…
Phần lớn các trường hợp viêm mũi xoang là do siêu vi, tương tự như viêm mũi thông thường. Ngoài ra một số trường hợp có thể là do vi khuẩn gây ra, với những triệu chứng nặng hơn và cần sự can thiệp của kháng sinh.
Một số yếu tố nguy cơ của viêm mũi xoang đó là: hút thuốc lá, lớn tuổi, hen suyễn, dị ứng, bệnh lý răng miệng, miễn dịch kém…
Triệu chứng của viêm mũi xoang bao gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức nặng mặt và giảm khả năng ngửi. Một điểm cần lưu ý là cần phân biệt viêm mũi xoang là do siêu vi hay do vi khuẩn. Điều này thường dựa vào thời gian bệnh. Viêm mũi xoang do siêu vi thường tự khỏi hoặc cải thiện trong vòng 10 ngày. Viêm mũi xoang do vi khuẩn có thời gian bệnh kéo dài hơn và có khi diễn tiến ngày càng nặng hơn sau 10 ngày.
Đó là lúc bạn cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ tai mũi họng. Họ biết rõ cách so sánh viêm mũi dị ứng – viêm mũi thông thường – viêm xoang và giúp bạn xác định được bạn có viêm xoang hay không. Nhờ vào công cụ nội soi mũi, bác sĩ có thể thấy mủ chảy ra từ xoang, hoặc các khối polyp hoặc nhờ Xquang, CT-scan thấy được hình ảnh mờ các xoang. Đó là những dấu hiệu giúp xác định bệnh viêm mũi xoang.
Nếu viêm mũi xoang là do siêu vi thì bệnh thường khỏi trong 10 ngày và không cần can thiệp gì. Nếu bệnh không tự khỏi hoặc có dấu hiệu nặng lên, nhiều khả năng bạn đã bị nhiễm vi khuẩn. Đây là lúc cần sử dụng thuốc kháng sinh. Bạn cần sử dụng kháng sinh đủ ngày để điều trị bệnh triệt để và tránh tình trạng bị kháng thuốc. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể diễn tiến lâu dài trong nhiều tháng, nhiều năm. Khi điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc phải phẫu thuật để mở rộng đường thông cho các xoang. Hết sức chú ý rằng nếu để bệnh diễn tiến quá nặng có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm ổ mắt, viêm não, nhiễm khuẩn huyết…
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi thông thường
Viêm mũi xoang
Nguyên nhân
Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như: bụi, phấn hoa, lông thú, mùi nước hoa, thức ăn (hải sản, đồ nướng…)
Do vi khuẩn, virus
Do vi khuẩn, virus
Triệu chứng
Ngứa mũi, hắt xì, chảy nước mũi, nghẹt mũi Triệu chứng khác ở mắt như ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt
Ngoài triệu chứng ở mũi tương tự viêm mũi dị ứng, còn có thể có triệu chứng đau họng, mệt mỏi, đau nhức cơ, nhức đầu
Chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức nặng mặt, nhức đầu, giảm khả năng ngửi
Viêm mũi xoang (viêm xoang): Những điều bạn cần biết
Bệnh viêm mũi dị ứng nên chuẩn bị gì trước khi đi khám bác sĩ?
Thạc sĩ Bác sĩ Trần Thanh Long
Viêm Mũi Dị Ứng Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai
Hiện nay viêm mũi dị ứng khi mang thai không phải là điều xa lạ, có khoảng 15 – 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai bị ảnh hưởng bởi viêm mũi dị ứng, gây khó chịu thời kỳ thai nghén.
Liệu viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo chuyên gia, viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Tuy nhiên, bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi nếu không được kiểm soát đặc biệt khi người mẹ có dấu hiệu mất ngủ, căng thẳng hay mệt mỏi, trường hợp nặng hơn có thể gây bội nhiễm dẫn đến viêm mũi mạn tính, viêm họng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến giảm cung cấp oxy ở phụ nữ mang thai khi ngủ từ đó ảnh hưởng tới lượng oxy cung cấp cho thai nhi, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung. Thêm vào đó, động tác nhảy mũi liên tục sẽ kích thích cơn gò tử cung, nếu kích thích quá nhiều sẽ gây dọa sẩy thai hoặc sinh non.
Hướng dẫn phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai
Giữ cho nhà cửa và môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh để ẩm ướt.
Không nuôi súc vật như chó, mèo,… trong nhà.
Tránh ăn lại các thức ăn đã gây dị ứng trước đó.
Khi trời trở lạnh cần phải giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
Nên đeo khẩu trang khi quét dọn nhà của và khi đi ra ngoài đường.
Hiện nay, tại http://ngusacdon.com đang cung cấp dòng sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các chứng viêm mũi, viêm xoang. Với thành phần chính là dịch chiết cỏ ngũ sắc có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, thông mũi, đặc biệt tốt trong các trường hợp bị viêm mũi, xoang.
Tuy nhiên, với phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của chuyên gia bác sĩ trước khi dùng.NGŨ SẮC ĐƠN và NGŨ SẮC SPRAY là dòng sản phẩm được tiếp thị và phân phối bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ qua Hotline 0798.16.16.16 để được dược sĩ chuyên môn tư vấn miễn phí. Ngoài ra, bạn có thể mua sản phẩm tại: ⚛️ Zalo: 0798.16.16.16 ⚛️ Website: https://www.tamduocstore.com.vn – http://ngusacdon.com ⚛️ Fanpage: https://www.facebook.com/tamduocstore – https://www.facebook.com/ngusacdon ⚛️ Thương mại điện tử: lazada, sendo, shopee, tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.
Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Gì Đến Mẹ Và Bé Không?
Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, ước tính lên đến 20% triệu chứng của thai kỳ. Bệnh viêm mũi dị ứng trong khi mang thai không chỉ gây khó chịu đối với các bà mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
1. Thế nào là viêm mũi dị ứng?
Bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên đường hô hấp. Bệnh có các triệu chứng đặc trưng đó là: Ngứa mũi, ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi.
Viêm mũi thai kỳ hay viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể được định nghĩa là các triệu chứng về mũi trong thời gian mang thai, kéo dài 6 hoặc nhiều tuần mà không có dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp và biến mất hoàn toàn trong vòng hai tuần sau khi sinh.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai
Có khoảng 15- 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai ứng bị ảnh hưởng bởi viêm mũi dị ứng và là rối loạn thường gặp nhất, gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén.
Nguyên nhân gây nên viêm mũi dị ứng khi mang thai chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp phải các yếu tố dị nguyên (yếu tố lạ đối với cơ thể). Các yếu tố dị nguyên thường gặp như: Thời tiết lạnh, bụi nhà, phấn hoa, lông thú nuôi,…
Đặc biệt, đối với những người có cơ địa dị ứng như hen phế quản, viêm da cơ địa, mề đay mãn tính,… thì nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn những người khác.
Ngoài việc xâm nhập theo đường hô hấp, các tác nhân gây kích thích còn có thế vào cơ thể qua đường da hoặc qua đường ăn uống.
3. Ảnh hưởng của viêm mũi dị ứng đến mẹ và bé
Về bản chất, viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.
Tuy nhiên, bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi nếu không được kiểm soát. Đặc biệt là khi người mẹ có dấu hiệu mất ngủ, căng thẳng hay mệt mỏi. Trường hợp nặng hơn có thể gây bội nhiễm dẫn đến viêm mũi mạn tính, viêm họng.
Viêm mũi dị ứng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng giảm cung cấp oxy ở phụ nữ mang thai khi ngủ từ đó ảnh hưởng tới lượng oxy cung cấp cho thai nhi, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung. Thêm vào đó, động tác nhảy mũi liên tục sẽ kích thích cơn gò tử cung, nếu kích thích quá nhiều sẽ gây dọa sẩy thai hoặc sinh non.
4. Phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai
Phòng tránh có lẽ là biện pháp hữu hiệu nhất và để có thể phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai một cách hiệu quả nhất phụ nữ khi mang thai cần phải chú ý các điều sau đây:
Tìm hiểu xem dị nguyên gây ra tình trạng này để phòng tránh hiệu quả (bằng các phương pháp tìm dị nguyên đặc hiệu như test da hoặc xét nghiệm máu tìm IgE đặc hiệu dị nguyên).
Giữ cho nhà cửa và môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh để ẩm ướt.
Không nuôi súc vật như chó, mèo,… trong nhà.
Tránh ăn lại các thức ăn đã gây dị ứng trước đó.
Khi trời trở lạnh cần phải giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
Nên đeo khẩu trang khi quét dọn nhà của và khi đi ra ngoài đường.
Lưu ý rằng, không được tự ý điều trị viêm mũi dị ứng bằng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì một số loại thuốc chữa dị ứng và các triệu chứng chảy mũi có ảnh hưởng tới thai nhi.
Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Viêm Mũi Dị Ứng – Family Hospital trên website Duandautueb5.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!