Cập nhật nội dung chi tiết về Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng – Chac mới nhất trên website Duandautueb5.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngủ là nhu cầu của tất cả mọi người, bạn không thể tỉnh táo và khỏe mạnh nếu không ngủ dù ít hay nhiều. Không còn gì thoải mái hơn sau một ngày làm việc vất vả bạn được đặt lưng trên chiếc giường êm ái và ngủ một giấc. Nhưng không phải ai cũng có được một giấc ngủ ngon như vậy, nhiều người phải đối mặt với chứng rối loạn giấc ngủ kỳ lạ.
Hội chứng không ngủ 24 giờ
Đây là một trong những hội chứng hiếm gặp nhất trên thế giới các bác sĩ từng chứng kiến. Đối với người bình thường, vòng quay đồng hồ sinh học thường là 24 giờ/ngày trong đó thời gian dành cho giấc ngủ khoảng 8 giờ và tạo thành chu kỳ thức ngủ. Với người mắc hội chứng này, đồng hồ sinh học của họ kéo dài hơn 26 giờ hoặc thậm chí 72 giờ. Với người có đồng hồ sinh học 26 giờ, thời gian tỉnh táo của họ sẽ là 16 tiếng và người có đồng hồ sinh học 72 giờ, thời gian tỉnh táo của họ là 48 tiếng tức là trong vòng 48 tiếng họ sinh hoạt, làm việc bình thường và 48 tiếng còn lại dành cho việc ngủ. Người mù có tỷ lệ mắc hội chứng này cao hơn người bình thường.
Hội chứng thiếu ngủ do đồng hồ sinh học kéo dài hơn 26 giờ.
Chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ là một rối loạn giấc ngủ mạn tính đặc trưng bởi trạng thái buồn ngủ ban ngày quá nhiều và các cuộc tấn công bất ngờ của giấc ngủ. Người mắc chứng ngủ rũ thường rơi vào giấc ngủ mà không có bất cứ cảnh báo nào, có thể ngủ ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, có thể ngủ ngay trong lúc đang nói chuyện với bạn bè hoặc đang trong lúc làm việc. Có thể ngủ trong vài phút đến nửa giờ trước khi thức dậy. Chứng ngủ rũ vào ban ngày thường làm người bệnh gặp nhiều phiền toái, mệt mỏi. Các bác sĩ cho rằng, hóa chất trong não đặc biệt là hypocretin đóng một vai trò rất lớn trong việc gây chứng ngủ rũ. Trên thế giới, tỷ lệ mắc chứng bệnh này là 1/2.000 người.
Hội chứng chân không yên (RLS)
Hội chứng này là tình trạng đôi chân cảm thấy rất khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống. Chứng bệnh này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào và thường nặng hơn khi về già, phụ nữ có nhiều khả năng mắc chứng RLS hơn nam giới. Hội chứng RLS có thể phá vỡ giấc ngủ dẫn đến buồn ngủ ban ngày và khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Người mắc chứng bệnh này thường mô tả cảm giác như nhói đau, ngứa ran…
Hội chứng Hypersomnia
Hypersomnia là một rối loạn giấc ngủ rất hiếm gặp, trên thế giới chỉ ghi nhận 200 trường hợp mắc hội chứng này. Rối loạn Hypersomnia khiến giấc ngủ có thể kéo dài tới 18 tiếng/ngày và kéo dài từ ngày này sang ngày khác, thậm chí cả tuần. Trước khi mắc chứng bệnh này, người bệnh thường có triệu chứng như cúm, đau đầu kéo dài.
Rối loạn hành vi giấc ngủ (RBD)
40% người có biểu hiện rối loạn hành vi giấc ngủ ở giai đoạn REM là giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ, người mắc chứng RBD có thể la hét, đấm đá hoặc nghiến răng trong khi ngủ. Nếu không được điều trị RBD có thể nghiêm trọng hơn và có xu hướng bạo lực nặng nề hơn. Rối loạn này chủ yếu thường gặp ở nam giới gắn liền với bệnh Parkinson.
Hội chứng nổ đầu
Hội chứng nổ đầu là một dạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh nghe thấy một tiếng nổ lớn trong đầu mình. “Tiếng nổ” thường xảy ra ngay sau khi người mắc bệnh ngủ và nghe như một tiếng gầm, tiếng súng, tiếng la hét, tiếng chuông hay chập điện. Mặc dù người mắc triệu chứng này không bị tổn thương về thể chất nhưng họ phải trải qua cảm giác sợ hãi và lo lắng như bị tấn công. Hiện các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị triệu chứng này, mặc dù nó có liên hệ với sự căng thẳng và thường biến mất mà không cần điều trị.
Hội chứng cười là ngủ
Triệu chứng hiếm gặp này khiến người bị bệnh có thể ngủ gục bất kỳ lúc nào khi cười. Ngoài ra, người bệnh cũng bị kích thích mạnh với những cảm xúc khác như sợ hãi, tức giận hay ngạc nhiên. Điển hình của người gặp triệu chứng này là cô Claire Allen ở Anh. Nếu không được điều trị, Allen có thể gặp những cơn buồn ngủ 100 lần mỗi ngày, mỗi lần thường kéo dài từ 30 giây đến 5 phút. Ngay cả khi được ai đó vẫy chào trên phố cũng có thể khiến cô gặp vấn đề với cơn buồn ngủ bất ngờ ập đến.
Hội chứng cười là ngủ.
Chứng nghiến răng
Nghiến răng là hiện tượng siết chặt quá mức răng ở hai hàm trên và dưới và thường diễn ra khi ngủ. Thông thường, người bệnh không ý thức được hiện tượng này. Sự nghiến răng giữa hai hàm với nhau gây ra những âm thanh khó chịu. Hiện tượng này có thể không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu kéo dài, mức độ mạnh có thể làm gãy răng, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn cơ, khớp thái dương hàm, gây khó khăn cho việc nhai hay nói chuyện.
Chứng nghiến răng khi ngủ là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, đứng sau nói mơ và ngáy. Người ta tin rằng những người bị tật này lúc ngủ có nguy cơ ngáy và ngưng thở cao hơn bình thường. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của chứng nghiến răng là do áp lực, công việc stress, các rối loạn chức năng ở hệ thần kinh trung ương, uống rượu và hút thuốc lá.
Chứng ngừng thở
Đây là một hội chứng thường gặp, gây nhiều biến chứng nguy hiểm và khó tự phát hiện vì dấu hiệu ngừng thở chỉ xảy ra khi ngủ. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là rối loạn đặc trưng bởi sự ngưng thở hoàn toàn khoảng 10 – 30 giây trong khi ngủ và nhiều hơn 30 lần/đêm dẫn đến tình trạng thiếu ôxy máu. Nguyên nhân do ở vùng hầu họng có các tổ chức phần mềm xung quanh đường thở gồm: lưỡi, amidan, vòm miệng mềm, lưỡi gà. Các phần mềm này được các cơ vận động vùng hầu họng nâng đỡ. Khi ngủ say, các cơ này giãn ra làm hẹp đường thở gây ra tiếng ngáy, cũng có khi làm tắc đường thở gây ra chứng ngừng thở. Chứng ngừng thở khi ngủ có thể do thừa cân, tăng huyết áp, hút thuốc lá hoặc có tiền sử rối loạn.
Chứng mộng du
Có tới 40% trẻ em từ 3-7 tuổi mộng du vào một thời gian nào đó. Mộng du là hiện tượng người đang ngủ, ngồi dậy, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, trẻ đi về phòng ngủ của bố mẹ hoặc đi đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài hoặc tiến hành các hoạt động khác. Mộng du có thể đột ngột kết thúc, người bệnh có thể trở lại giường và tiếp tục ngủ. Mộng du thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ, giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ sâu và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Khi ngủ dậy, người bệnh không nhớ gì về sự việc đã xảy ra. Nguyên nhân được xác định do tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ, ốm, đau triền miên, thiếu magiê, trào ngược dạ dày thực quản.
Huệ Minh
(Tổng hợp theo Health, Wikipedia, TTz, 8/2013)
Hướng Dẫn Cách Nuôi Và Chăm Sóc Rùa Tai Đỏ Khỏe Mạnh
Rùa tai đỏ là một loài thú cảnh được khá nhiều người thích nuôi nó được bán ở tất cả các cửa hàng thú cưng bán rùa cảnh, cá cảnh. Những người nuôi rùa tai đỏ thường hay gặp khó khăn về mặt kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc rùa. Hầu hết mọi người thường không biết về kiến thức thiết hập môi trường sống, thức ăn, chế độ ăn hằng ngày, các loại dinh dưỡng cần thiết cho rùa gồm những gì. Để giải đáp thắc mắc đó cho mọi người bài viết này https://vietpetgarden.net/ xin chia sẻ cho các bạn một vài cách nuôi rùa tai đỏ phát triển khỏe mạnh và không bị bệnh tật.
Trước khi quyết định nuôi rùa tai đỏ các bạn nên biết một số điều sau:
Tìm hiểu về loài rùa này qua thông tin trên mạng hoặc liên hệ với nhân viên của Việt Pet Garden để được tư vấn
Bạn nên biết rằng rùa tai đỏ có thể sống được 20 – 30 năm nên khi quyết định nuôi rùa tai đỏ là bạn sẽ phải xác định đi cùng với chúng lâu dài
Xác định nuôi rùa là bạn sẽ phải đầu tư một khoản chi phí về thiết bị, vật tư và thời gian.
Khi đã quyết định nuôi rùa tai đỏ làm cảnh, làm bạn với mình các bạn nên làm theo các bước sau:
Bước 1: Thiết lập nhà ở cho rùa của bạn
Mua một chiếc bể nuôi rùa
Với những chú rùa tai đỏ baby thì các bạn có thể mua bể kích thước từ 10 – 20cm nhưng khi nuôi được 1 thời gian thì rùa sẽ to lên và bạn cũng cần phải thay bể có kích thước lớn hơn gấp 3 – 4 lần kích thước của rùa. Các bạn nên biết + Rùa tai đỏ thích lặn và theo đuổi và tìm thức ăn chính vì thế bạn nên thiết lập một chiếc bể có độ sâu đủ để rùa làm điều này + Nếu nuôi 2 con rùa tai đỏ hoặc nhiều hơn thì bạn nên thiết lập một cái bể rộng vì rùa cũng có tính cạnh tranh lãnh thổ nên chúng có thể tấn công và làm tổn thương nhau. + Chất thải của rùa cứng hơn chất thải của cá để có thể làm chúng tan ra thì bạn cần có một lượng nước lớn và thiết bị lọc nước được thiết kế riêng cho rùa.
Có thể nuôi rùa tai đỏ tại các thiết bị khác chứ không nhất thiết phải là bể kính Nếu bạn không đủ kinh phí để nuôi rùa tai đỏ trong bể kình thì bạn có thể lựa chọn nuôi rùa trong thùng xốp hoặc thùng nhựa đều được. Không nên mua bể làm bằng chất liệu acrylic vì móng vuốt của rùa có thể làm nó bị trầy xước. + Nếu như gia đình bạn có điều kiện hơn về không gian cũng như chi phí thì bạn có thể thiết lập một hồ nuôi rùa tai đỏ ngoài trời. Để thiết lập môi trường nuôi rùa ngoài trời các bạn có thể liên hệ theo SĐT:0904.232.594 để được tư vấn.
Thiết lập hệ thống đèn dành riêng cho rùa Rùa tai đỏ cần có đèn chiếu sáng tia UVA và UVB để chuyển hóa vitamin và ánh sáng nhiệt. Bạn nên sử dụng đèn UV từ 5% trở lên. Các bóng đèn UV cần được thay thế 6 tháng 1 lần. Bạn nên sử dụng thêm đèn sưởi để duy trì nhiệt độ môi trường sống của rùa cao hơn 10 độ C với môi trường sống ở dưới nước. + Lưu ý khi lắp bóng đèn trong bể nuôi rùa không nên để rùa tiếp cận với bóng đèn vì nó có thể làm cho rùa bị bỏng hoặc bóng bị nổ có thể làm hại đến rùa.
Bước 2: Mua rùa về thả vào bể
Khi đã thiết lập được bể nuôi rùa tai đỏ theo các bước trên rồi thì việc cần làm tiếp theo đó là bạn mua một chú rùa tai đỏ tại cửa hàng thú cưng.
Bạn muốn nuôi rùa tai đỏ thì nên mua tại các cửa hàng bán rùa uy tín chứ không nên bắt rùa từ ngoài tự nhiên về nuôi bởi vì bắt rùa ngoài tự nhiên về rất khó nuôi vì chúng không quen với môi trường nuôi nhốt và có thể chúng đang bị bệnh tật. Còn đối với rùa tai đỏ mua tại shop thú cưng hầu hết đều là rùa con được nuôi sinh sản tại các trại nhân giống rùa tại nước ngoài được nhập khẩu về Việt Nam.
Bước 3: Học cách chăm sóc rùa hằng ngày
Cho rùa ra ngoài phơi nắng: Nếu bạn có nhiều thời gian nên cho rùa ra ngoài phơi nắng vào thời điểm từ 7 – 10h sáng là tốt nhất. Không nên phơi năng vào thời điểm vào 11 – 3h trưa vì nó quá nóng.
Dành nhiều thời gian chơi với rùa: Khi xác định nuôi rùa thì nó chính là thú cưng của bạn và bạn cần gắn kết tình cảm giữa vật nuôi với bạn nhằm tạo cảm giác cho vật nuôi biết được bạn là người bạn, là người thân, là chủ của nó như vậy chúng sẽ có cảm giác an toàn hơn.
Tìm hiểu thêm các kỹ thuật nuôi rùa cảnh khác tại link: https://vietpetgarden.net/ky-thuat-nuoi-bo-sat-canh/ky-thuat-nuoi-rua-canh/
Bị Nấc Là Điềm Báo Gì ? Cảnh Bảo Sức Khỏe Hay Điềm Báo Tâm Linh ?
Nấc là hiện tượng khi cơ hoành bị co thắt đột ngột, kèm theo đó là hoạt động mạnh liên tục không theo ý muốn của cơ thể nhằm mục đích đảo thải hơi thở ra khỏi cơ thể và nó đi ngang qua dây thanh quản tạo ra những tiếng nấc cụt bất chợt. Bất kỳ ai từ già trẻ lớn bé, gái hay trai đều có thế bị nấc cụt.
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng nấc cụt
Bị nấc do ăn quá nhanh
Bị nấc cụt do ăn đồ nóng
Nấc cụt do Thiếu ngủ
Do Cơ thể suy nhược
Do uống nước có ga
Trong trường hợp bạn bị nấc cụt kéo dài hơn 48h liên tục, thì tốt hơn là bạn nên đi kiểm tra bác sỹ bởi nó có thể là dấu hiệu của những căn bệnh sau :
Nấc cụt là điềm báo cho vấn đề sức khỏe
Viêm dạ dày/ruột : Nếu bị nấc mà kèm theo hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy, đau cơ, hay đau quặn bụng và bị sốt, bạn có thể đã bị nhiễm trùng tiêu hóa do viêm dạ dày hoặc ruột.
Rối loạn tiêu hóa : Khi nấc nhiều, có kèm theo các hiện tượng trướng dạ dày, khó chịu vùng thượng vị và quanh rốn, bụng căng phồng, phân lỏng là những biểu hiện của bênh rối loạn tiêu hóa khi lượng thức ăn hấp thụ vào cơ thể không tiêu hóa được.
Suy thận : Nấc kéo dài và liên tục cũng là biểu hiện của bệnh suy thận, do thận mất khả năng lọc và thải nước tiểu. Khi suy thận tiến triển, trên cơ thể bạn sẽ có những thay đổi như: phù mặt và hai chân, da tái xanh vì thiếu máu,…
Ung thư phổi : Những tế bào ung thư phát triển trong phổi có thể gây ra hiện tượng nấc cụt liên tục kèm theo ho, thậm chí ho ra máu, đau tức ngực. Những người hút thuốc lá nếu gặp tình trạng này nên đi khám ngay để có biện pháp điều trị.
Nấc thực chất là hiện tượng rất thường xảy ra trong cuộc sống thường ngày, thế nhưng theo quan niệm tâm linh thì bị nấc cũng mang theo những điềm báo không may. Vậy bị nấc là điềm báo gì ?
Loại trừ những cảnh báo không hay về tình trạng sức khỏe thì nấc cụt là một điềm báo không tốt cho tài lộc của bản thân:
Sắp có tai họa cho bản thân
Mất đồ, tiền bạc, tài lộc
Xung đột với người yêu
Công việc không suôn sẻ
Điều quan trọng là bạn hãy cẩn thận hơn khi đi lại, giao dịch hay trong bất cứ vấn đề gì, đừng quá lo lắng lại thêm hoang mang khiến mọi việc tệ hơn.
Cộng Đồng, Nơi Làm Việc Và Trường Học
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.
Câu hỏi thường gặp và thông tin truyền thông cho lực lượng cứu hỏa vùng đất hoang
Cách tốt nhất để phòng ngừa COVID-19 là tránh phơi nhiễm với SARS-CoV-2, chủng vi-rút gây bệnh COVID-19. Tất cả các lính cứu hỏa và nhân sự hỗ trợ nên có hiểu biết cơ bản về COVID-19, cách bệnh lây lan, các triệu chứng của bệnh và những biện pháp có thể thực hiện để phòng ngừa hoặc giảm thiểu lây truyền chủng vi-rút gây bệnh COVID-19.
Trong mùa dễ xảy ra hỏa hoạn, điều quan trọng là các thành viên của mỗi đội hoặc tổ cứu hỏa phải nỗ lực hoạt động và cách ly như một đơn vị riêng biệt. Cấp quản lý sẽ cần xây dựng và triển khai các thủ tục, quy trình nhằm phòng ngừa khả năng phơi nhiễm vi-rút. Khi có thể, các đội không nên đổi nhân sự hay trang thiết bị giữa các đơn vị và nên hạn chế số lượng nhân viên phải tương tác với mọi người trong cộng đồng (ví dụ như khi đổ xăng cho phương tiện, đi tiếp nhận vật tư, v.v.). Việc này sẽ đòi hỏi phải lên kế hoạch và sử dụng công nghệ để hoàn thành nhiệm vụ một cách an toàn đồng thời vẫn duy trì cách ly giao tiếp xã hội, duy trì khoảng cách an toàn giữa những người khác bên ngoài đơn vị càng nhiều càng tốt. Việc này bao gồm triển khai các quy trình cho phép các đội cứu hỏa hoặc nhân sự quản lý sự cố làm việc từ xa, cách ly khỏi các đơn vị khác hoặc hoàn thành nhiệm vụ qua hình thức ảo. Nếu tiếp xúc gần với những người khác trong cộng đồng là thiết yếu, tất cả nhân viên nên đeo khẩu trang vải để kiểm soát nguồn lây nhiễm.
Cấp quản lý và nhân sự tại khu vực đất hoang nên ưu tiên giảm bớt sự mệt mỏi và duy trì sức khỏe xuyên suốt mùa dễ xảy ra hỏa hoạn. Việc nghỉ ngơi và bổ sung nước, dinh dưỡng đúng cách nên được ưu tiên và nhấn mạnh trong mỗi ngày làm việc.
Khi nhân viên đến hiện trường thực hiện nhiệm vụ, cấp quản lý nên cung cấp các không gian tách biệt cho nhân viên để cách ly giao tiếp xã hội giữa bản thân và người khác trong đội trong 14 ngày theo khuyến cáo, nếu có thể. Trong giai đoạn này, nhân sự nên thực hiện các biện pháp đề phòng đặc biệt để hạn chế bất kỳ sự tiếp xúc gần nào với người khác (duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet) và tránh dùng chung nhà bếp, không gian sinh hoạt (phòng ngủ), phòng vệ sinh hoặc đồ gia dụng.
Nếu phải sử dụng không gian sinh hoạt chung và các khu vực chung trong 14 ngày đầu sau khi báo cáo, toàn bộ nhân viên vẫn phải thực hiện cách ly giao tiếp xã hội (duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác), đeo khẩu trang vải cũng như thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt thường chạm vào và sử dụng chung. Các nhân sự cũng nên cân nhắc đến việc ngủ theo chiều ngược nhau (đầu với chân) và tránh sử dụng giường tầng trong các buồng ngủ chung. Cấp quản lý cũng nên cân nhắc đến việc tăng cường tỷ lệ thông gió và/hoặc tỷ lệ phần trăm không khí ngoài trời lưu thông trong các khu vực làm việc và sinh hoạt chung nếu chất lượng không khíexternal icon ngoài trời được coi là trong phạm vi lành mạnh.
Khi khả thi, cấp quản lý nên áp dụng các cơ chế hỗ trợ cho nhân viên và hạn chế nhân viên tương tác với nhau trong giai đoạn này. Việc này có thể bao gồm đặt mua thực phẩm trực tuyến và giao tận nơi, giao bữa ăn tận nơi và các bài huấn luyện ảo, trực tuyến.
Sau khi khoảng thời gian 14 ngày đầu trôi qua, các tổ và đội cứu hóa làm việc cùng nhau và không thường xuyên tương tác với người khác có thể cách ly như một đơn vị riêng biệt. Trong thời gian này, nhân viên phải tiếp tục che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi họ ho hoặc hắt hơi, thực hiện vệ sinh tay đúng cách và thường xuyên làm sạch và khử trùng không gian chung, phương tiện và thiết bị bằng chất khử trùng đã đăng ký EPAexternal icon phù hợp với bề mặt và có hiệu quả chống lại SARS-CoV-2 theo chỉ dẫn trên nhãn. Nếu đội hoạt động như một đơn vị thì các thành viên trong đội không nhất thiết phải đeo khẩu trang vải trừ khi họ cảm thấy không khỏe hoặc tương tác với công chúng (phù hợp với hướng dẫn của CDC đối với các hộ gia đình sống trong khu vực gần nhau). Nếu phải tương tác với công chúng, tất cả nhân viên phải thực hành cách ly giao tiếp xã hội, đeo khẩu trang vải, thực hiện vệ sinh tay và khử trùng các bề mặt, đồ vật hoặc vật dụng dùng chung với công chúng.
Để biết thêm thông tin, xem Hướng Dẫn cho Nhà Ở Tập Trung hoặc Nhà Ở Chung trong bối cảnh COVID-19 của CDC.
Tất cả các nhân sự đều nên được khuyến khích tự theo dõi tìm triệu chứng trước khi đi làm. Nhân viên cứu hỏa có các triệu chứng của COVID-19 phải thông báo ngay cho người giám sát và chuyên viên về an toàn của họ và tự cách ly. Họ cũng có thể nhập các triệu chứng vào Bộ Câu Hỏi Tự Kiểm Tra Vi-rút Corona của CDC để xác định xem bản thân có cần tìm đến sự chăm sóc y tế hay không.
Các cơ quan kiểm soát cháy rừng nên đảm bảo các chính sách nghỉ bệnh linh hoạt và thống nhất với hướng dẫn y tế công cộng và nhân viên biết và hiểu rõ các chính sách này.
Các cơ quan phòng chống cháy rừng nên xem xét một chương trình sàng lọc nhân viên cứu hỏa trước khi vào nơi làm việc hoặc sự cố hỏa hoạn, bao gồm:
Thực hiện sàng lọc qua phỏng vấn (từ khoảng cách tối thiểu 6 feet) để xác định xem nhân viên cứu hỏa có các triệu chứng của COVID-19 trong vòng 24 giờ qua hay không.
Kiểm tra thân nhiệt của nhân viên cứu hỏa khi bắt đầu mỗi ca làm việc để xác định bất kỳ ai bị sốt từ 100.4℉ trở lên.
Đảm bảo người sàng lọc được đào tạo để sử dụng màn hình theo dõi thân nhiệt.
Đảm bảo màn hình theo dõi thân nhiệt hoạt động chính xác trong điều kiện sử dụng (như nhiệt độ nóng hoặc lạnh).
Tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp khi ghi lại nhiệt độ.
Ngăn người lao động đi vào bên trong nơi làm việc nếu họ sốt từ 100,4℉ trở lên hoặc kết quả khám sàng lọc bằng hình thức hỏi đáp cho thấy người đó có thể nhiễm COVID-19.
Khuyến khích nhân viên cứu hỏa tự cách ly và liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Cung cấp thông tin về chính sách và quy trình trở lại làm việc của cơ quan, có thể thông báo thông qua chính sách tạm thời của CDC về Ngừng Cách Ly đối với Người Mắc Bệnh COVID-19 Không Ở Trong Các Cơ Sở Chăm Sóc Sức Khỏe.
Thông báo cho bộ phận y tế của chủ lao động (nếu có), bộ phận y tế phụ trách sự cố và cấp trên trực tiếp để nhân viên có thể trở về nhà và tự cách ly.
Báo cáo các triệu chứng tới nhân viên thích hợp (ví dụ: người giám sát hoặc Điều phối viên/Nhóm ứng phó với COVID-19). Nếu có thể, không nên gặp trực tiếp để báo cáo các triệu chứng.
KHÔNG báo cáo tại nơi xảy ra hỏa hoạn hoặc môi trường làm việc phải dùng thể lực. Nếu đã tham gia hoặc triển khai công việc tích cực trong khu vực hỏa hoạn, nhân viên phải thông báo cho giám sát của mình và tuân theo hướng dẫn về tự cách ly và chăm sóc y tế như đã nêu trong kế hoạch hành động khi có sự cố hoặc kế hoạch ứng phó với COVID-19 của cơ quan. Nếu chưa thiết lập kế hoạch:
Tuân thủ các chính sách về sự cố hoặc giới hạn nhiệm vụ và yêu cầu thể lực đối với nhiệm vụ ứng phó COVID-19 của cơ quan dựa trên các triệu chứng và chẩn đoán.
Đảm bảo rằng nhân viên thực hiện các hoạt động khám sàng lọc, bao gồm kiểm tra thân nhiệt, được bảo vệ phù hợp khi phơi nhiễm với nhân viên cứu hỏa có khả năng gây nhiễm bệnh. Khi tiến hành sàng lọc, các phương pháp bảo vệ tốt nhất bao gồm cách ly giao tiếp xã hội (duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác) hoặc sử dụng các tấm chắn để loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm của nhân viên sàng lọc khi tiếp xúc gần với người có các triệu chứng của COVID-19.
Triển khai các biện pháp kiểm soát quy trình như thiết lập các tấm chắn hoặc tấm phân cách hay hệ thống dây thừng và cọc dây nhằm duy trì khoảng cách tối thiểu sáu feet giữa nhân viên sàng lọc và nhân viên cứu hỏa được sàng lọc.
Nếu nhân viên sàng lọc cần phải tiếp xúc với nhân viên cứu hỏa trong phạm vi sáu feet, hãy cung cấp cho họ trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) thích hợp dựa trên nhiệm vụ đang được thực hiện.
Tối thiểu thì nhân viên sàng lọc phải đeo khẩu trang vải.
Trang bị bảo hộ cá nhân bổ sung có thể bao gồm găng tay, áo choàng và tấm chắn giọt bắn.
Tạo điều kiện thông gió tối đa trong khu vực sàng lọc hoặc thực hiện các quy trình sàng lọc ngoài trời. Quý vị có thể tìm thấy thông tin về tăng cường thông gió và lưu thông không khí trong nhà trên trang web của CDC: COVID-19 Thông Tin Cho Chủ Lao Động Trong Các Tòa Nhà Văn Phòng.
Tuân theo các khuyến nghị của CDC, nhân viên cứu hỏa vùng đất hoang có các triệu chứng tương thích với COVID-19 hoặc tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 nên được giới thiệu đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đánh giá và có thể thực hiện xét nghiệm. Ưu tiên xét nghiệm thay đổi theo địa điểm hoặc khu vực phân quyền. Liên hệ với sở y tế tiểu bang, bộ lạc, địa phươngexternal icon hoặc vùng lãnh thổ của quý vị để biết thêm thông tin hoặc xác định các ưu tiên xét nghiệm hoặc liên hệ với một nhà cung cấp dịch vụ y tế trong khu vực phân quyền của quý vị để được xét nghiệm.
Nếu nhân viên cứu hỏa xét nghiệm vi-rút dương tính với COVID-19, họ nên tuân theo hướng dẫn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thực hiện các bước bảo vệ để ngăn người khác bị bệnh.
Nếu nhân viên cứu hỏa xét nghiệm vi-rút âm tính với COVID-19,, có thể họ không bị nhiễm bệnh vào thời điểm lấy mẫu. Tuy nhiên, họ vẫn có khả năng nhiễm bệnh. Kết quả xét nghiệm chỉ cho biết rằng nhân viên cứu hỏa không bị nhiễm COVID-19 tại thời điểm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm của nhân viên cứu hỏa có thể là âm tính nếu mẫu được thu thập trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh và sau đó, có thể cho kết quả dương tính trong thời gian họ nhiễm bệnh. Nhân viên cứu hỏa cũng có thể phơi nhiễm với COVID-19 sau khi xét nghiệm và bị lây nhiễm sau đó. Nhân viên cứu hỏa nên tiếp tục thực hiện các biện pháp để bảo vệ bản thân và những người khác.
CDC cung cấp thêm thông tin và hướng dẫn về việc minh giải kết quả xét nghiệm.
Tất cả các nhân viên cứu hỏa ở vùng đất hoang đều đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp làm chậm sự lây lan của vi-rút gây ra COVID-19. Nhân viên cứu hỏa vùng đất hoang có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 hoặc chưa biết đã phơi nhiễm vẫn nên tuân theo các khuyến nghị được liệt kê trên trang này để giúp ngăn ngừa lây nhiễm và lây lan vi-rút.
CDC cung cấp thông tin để xét nghiệm ở địa điểm làm việc không phải cơ sở chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả sự cố cháy rừng, trên trang web: Chiến Lược Xét Nghiệm SARS-CoV-2: Lưu Ý Dành Cho Địa Điểm Làm Việc Không Phải Cơ Sở Chăm Sóc Sức Khỏe . Thông tin này có thể hữu ích nếu cơ quan phòng cháy chữa cháy ở vùng đất hoang hoặc nhóm quản lý sự cố quan tâm đến việc sử dụng xét nghiệm để chẩn đoán những người có triệu chứng hay đã phơi nhiễm hoặc sàng lọc những người không có triệu chứng mà không biết hoặc nghi ngờ đã phơi nhiễm với SARS-CoV-2 trước khi đến, khi đang ở đó, hoặc rời khỏi môi trường hỏa hoạn ở vùng đất hoang. Xét nghiệm COVID-19 có thể được kết hợp trong phương pháp tiếp cận toàn diện để giảm lây truyền ở những nơi làm việc không phải là cơ sở y tế bao gồm cả môi trường hỏa hoạn ở vùng đất hoang.
Trong khi di chuyển giữa các hiện trường thực hiện nhiệm vụ hoặc trong lúc phản ứng với sự cố hỏa hoạn (qua phương tiện vận chuyển cỡ lớn), việc thực hiện các biện pháp cách ly giao tiếp xã hội thường không khả thi. Tuy nhiên, họ có thể thực hiện các hành động sau để phòng ngừa lây truyền vi-rút trong khi di chuyển.
Theo hướng dẫn sàng lọc được giới thiệu ở trên và từ CDC, tiếp tục sàng lọc nhân sự tìm triệu chứng nhiễm COVID-19 và kiểm tra thân nhiệt trước khi di chuyển và xuyên suốt thời gian ứng phó. Nếu quá trình sàng lọc xác định được một nhân viên nghi nhiễm COVID-19, nhân viên đó phải về nhà hoặc tự cách ly và không di chuyển.
Đeo khẩu trang vải nếu có thể và khi tiếp xúc với những người không thuộc đơn vị của quý vị để kiểm soát nguồn bệnh.
Rửa taypdf icon bằng xà phòng và nước, đặc biệt là nếu thấy tay bẩn rõ ràng. Nếu không có sẵn trạm rửa tay, quý vị có thể dùng dung dịch sát trùng tay với hàm lượng cồn tối thiểu 60%, nhưng mọi bụi bẩn nhìn thấy được đều cần được gột sạch khỏi tay trước khi dùng dung dịch sát trùng tay.
Rửa tay
Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi
Sau khi dùng toa-lét
Trước khi ăn hoặc cho bất cứ thứ gì vào miệng
Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn
Sau khi chạm vào các bề mặt tiếp xúc thường xuyên có thể đã nhiễm bệnh (ví dụ như tay nắm cửa, điện thoại, máy tính)
Sau khi tiếp xúc với động vật hoặc thú nuôi
Sau khi tiếp xúc với tro hoặc các vật liêu cháy khác
Tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng.
Bật quạt thông gió trên xe ở mức cao, ở chế độ không lưu thông và/hoặc mở các cửa sổ ở mức hút không khí ngoài trời tối đa khi chất lượng không khí ngoài trờiexternal icon được coi là nằm trong phạm vi lành mạnh.
Làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên như:
Trong buồng lái xe (tay nắm cửa, vô lăng, dây an toàn và khóa, bệ tì tay và dựa đầu, lớp bọc ghế, cần điều khiển đèn xi nhan, cần điều khiển gạt nước, bảng điều khiển, cửa gió điều hòa, radio và nút điều khiển nhiệt độ cùng các nút điều khiển khác).
Các bề mặt khác như bảng điều khiển và các mặt phẳng hay chạm vào.
Nếu một bên thứ ba nhất định phải vào bên trong xe tải (ví dụ như thợ máy, tài xế khác, thanh tra viên), hãy yêu cầu bên thứ ba đó làm sạch và khử trùng xe trước khi trả lại xe cho quý vị.
Để khử trùng, hãy sử dụng các sản phẩm đáp ứng yêu cầu trong Danh sách N của EPA: Chất Khử Trùng Vi-rút Corona (COVID-19)external icon hoặc dung dịch tẩy rửa gia dụng đã pha loãng, thích hợp cho các bề mặt. Tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và vệ sinh tay quý vị sau đó.
Để biết thêm thông tin, tham khảo hướng dẫn của CDC về Vi-rút Corona và Du Lịch trong Hoa Kỳ.
Khi các thành viên đội cứu hỏa trở về nhà sau một nhiệm vụ, họ nên tiếp tục tự theo dõi tình trạng sốt và các triệu chứng. Nhân sự cảm thấy bị bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của CDC về Việc Cần Làm Khi Bị Bệnh. Nhân viên có người thân dễ mắc bệnh trong gia đình của mình nên cân nhắc việc cách ly giao tiếp xã hội với các thành viên đó hoặc đeo khẩu trang vải nếu không thể cách ly giao tiếp xã hội trong 14 ngày kể cả khi họ cảm thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng.
Nếu nhân viên phòng cháy rừng tiếp xúc cá nhân trực tiếp với người nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19, họ nên thực hiện các hành động sau:
Ngay lập tức vệ sinh tay (nghĩa là rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây). Nếu không thể tiếp cận trạm rửa tay, hãy dùng dung dịch sát trùng tay chứa cồn với nồng độ cồn tối thiểu 60% sau khi loại bỏ bụi bẩn nhìn thấy được).
Không chạm vào mắt, mũi và miệng,
Làm sạch và khử trùng bất kỳ món quần áo hoặc bề mặt nào có khả năng đã phơi nhiễm (bị ho, hắt hơi vào hoặc tiếp xúc với dịch cơ thể) sớm nhất có thể.
Đồ dùng không xốp có thể được khử trùng bằng các sản phẩm được EPA phê chuẩn dùng để tiêu diệt vi-rút.external icon
Các món đồ có lỗ như quần áo và trang bị bảo hộ cá nhân tái sử dụng khác (PPE) nên được thay thế trong thời gian sớm nhất. Các món đồ có thể đã nhiễm bẩn nên được giặt sấy bằng nhiệt độ nước cao nhất phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất.
Quý vị nên đeo găng tay (ví dụ như chất liệu nitrile hoặc latex) khi chạm vào các đồ vật có khả năng đã nhiễm bẩn hoặc sử dụng chất khử trùng. Thực hiện vệ sinh tay sau khi tháo găng tay hoặc trang bị bảo hộ cá nhân khác
Xét nghiệm vi-rút được khuyến nghị thực hiện đối bất kỳ ai đã tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 và cũng có thể được xem xét đối với nhân viên cứu hỏa có thể đã bị phơi nhiễm, chẳng hạn như nhân viên cứu hỏa, những người làm việc cùng một ca hoặc khu vực làm việc. Quý vị có thể tìm thấy thêm thông tin về các chiến lược xét nghiệm trên trang mạng của CDC Chiến Lược Xét Nghiệm COVID-19 cho Vi-rút Corona (COVID-19) tại Môi Trường Làm Việc Là Cơ Sở Hạ Tầng Quan Trọng có Mật Độ Cao sau khi Xác Định có Ca COVID-19 và Chiến Lược Xét Nghiệm SARS-CoV-2: Những Điều Cần Lưu Ý cho Nơi Làm Việc Không Phải Là Cơ Sở Chăm Sóc Sức Khỏe.
Nếu có sẵn nhân lực và nguồn lực, thì cách bảo vệ tốt nhất đối với nhân viên cứu hỏa đã tiếp xúc với người bị nghi ngờ hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 là ở nhà cho đến 14 ngày sau khi phơi nhiễm nếu tiếp xúc gần trong thời gian kéo dài (trong phạm vi 6 feet trong 15 phút trở lên) hoặc nếu tiếp xúc đó đáng lo ngại (ví dụ: người đó ho hoặc hắt hơi vào nhân viên).
Nếu nhân viên và nguồn lực không có sẵn, nhân viên cứu hỏa ( được xem như nhân viên làm trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng ) có thể được phép tiếp tục làm việc sau khi phơi nhiễm để đảm bảo hoạt động diễn ra liên tục. Để tiếp tục làm việc, nhân viên bị phơi nhiễm phải không có triệu chứng và chủ lao động nên áp dụng các chiến lược phòng ngừa sau:
Khám sàng lọc các triệu chứng nhiễm COVID-19 trước mỗi ca làm việc cho nhân viên bị phơi nhiễm.
Thường xuyên theo dõi triệu chứng ở nhân viên bị phơi nhiễm dưới sự giám sát của một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có bằng cấp.
Đảm bảo nhân viên bị phơi nhiễm thực hiện cách ly giao tiếp xã hội trong ca làm việc của mình bằng cách giao các nhiệm vụ mà người đó vẫn có thể thực hiện nhưng đảm bảo duy trì khoảng cách tối thiểu 6 so với người khác nếu có thể.
Đảm bảo nhân viên bị phơi nhiễm đeo khẩu trang vải để bảo vệ những người khác.
Nếu nhân viên bị phơi nhiễm phát triển các triệu chứng của COVID-19 và vẫn đang làm việc, chủ lao động phải:
Cung cấp khẩu trang vải để nhân viên đeo (nếu chưa đeo).
Đưa nhân viên đó đến bộ phận y tế nếu có để đánh giá nhằm xác định xem có cần thực hiện chăm sóc y tế không. Nếu không có bộ phận y tế, hãy khuyến khích nhân viên đó gọi tới một nhà cung cấp dịch vụ y tế có bằng cấp để được hướng dẫn.
Đưa nhân viên về nhà nếu việc di chuyển đảm bảo an toàn cho nhân viên và đảm bảo người đó đeo khẩu trang vải. Nếu việc di chuyển không đảm bảo an toàn cho nhân viên đó, hãy cách ly người này khỏi những người khác trong đội và yêu cầu người đó đeo khẩu trang vải.
Đảm bảo nhân viên đó được cung cấp các vật tư, đồ dùng cần thiết, bao gồm thực phẩm, nước và đồ dùng vệ sinh trong thời gian tự cách ly.
Khuyến khích nhân viên đó tuân thủ hướng dẫn của CDC về Việc Cần Làm Khi Bị Bệnh.
Làm sạch và khử trùng mọi bề mặt và khu vực mà nhân viên đó có thể đã chạm vào.
Làm theo hướng dẫn của CDC để xác định khi nào nhân viên có thể quay lại làm việc.
Việc tiếp xúc với chất ô nhiễm trong không khí ở khói cháy rừng có thể gây kích ứng cho phổi, gây viêm, làm thay đổi chức năng miễn dịch và gia tăng tính mẫn cảm với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, có thể bao gồm cả COVID-19.
Ngoài nguy cơ khiến cho lính cứu hỏa trở nên dễ tổn thương hơn trước COVID-19, tình trạng viêm trong đường hô hấp do khói cháy rừng cũng có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành các hệ quả nghiêm trọng hơn cho những người mắc COVID-19.
COVID-19 và phơi nhiễm khói cháy rừng có một số triệu chứng giống nhau. Các triệu chứng hô hấp như ho, đau họng và hụt hơi, khó thở là các triệu chứng gặp phải ở cả COVID-19 và phơi nhiễm khói. Nếu người lao động đang có triệu chứng của COVID-19, họ nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm theo hướng dẫn của CDC về Việc Cần Làm Khi Bị Bệnh.
Lính cứu hỏa nên cân nhắc và lựa chọn các chiến thuật làm giảm tiếp xúc với khói một cách an toàn trong khi vẫn đáp ứng các mục tiêu nghiệp vụ. COVID-19 là một nguy cơ nữa cần cân nhắc khi đánh giá toàn bộ các nguy cơ và mối nguy hiểm trong môi trường cháy rừng. Lính cứu hỏa không thể hoàn toàn loại bỏ nguy cơ phơi nhiễm khói và vi-rút SARS-CoV-2 nhưng họ có thể làm giảm nguy cơ này.
Các trại cứu hỏa có thể bao gồm hàng nghìn nhân viên sống cùng nhau và làm việc tập thể để ứng phó với đám cháy rừng, thường ở những vùng hẻo lánh. Về nhiều mặt, các trại cứu hỏa giống như những cộng đồng quy mô nhỏ. Ví dụ như, các trại cứu hỏa tuyển dụng nhiều nhân sự hỗ trợ mà một số người trong số đó có thể được xem là có nguy cơ cao mắt bệnh nặng do COVID-19 (ví dụ như người cao tuổi hoặc người có bệnh nền nhất định). Ngoài ra, các trại cứu hỏa có nhiều người đến và đi trong suốt cả ngày. Vì vậy, họ phải thực hiện thêm các biện pháp phòng tránh. Lưu ý: Nhiều khuyến cáo trong Hướng Dẫn của CDC về Nhà Ở Tập Trung và Nhà Ở Chung trong Bối Cảnh COVID-19 cũng áp dụng cho các trại cứu hỏa.
Sàng lọc nhiệt độ và các triệu chứng cho mọi người vào trại cứu hỏa và sàng lọc hàng ngày với những người ở lại trong trại.
Khuyến khích mọi người duy trì cách ly giao tiếp xã hội (6 feet trở lên) càng nhiều càng tốt
Đeo khẩu trang vải như một hình thức để kiểm soát nguồn lây nhiễm
Cung cấp các trạm rửa tay (xà phòng và nước) hoặc dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60% trong trại, đặc biệt là bên ngoài phòng tắm, phòng vệ sinh lưu động và khu vực ăn uống
Cung cấp các chai dung dịch sát trùng tay riêng cho tất cả các nhân sự trong trại cứu hỏa
Đảm bảo có nhà vệ sinh thường, nhà vệ sinh lưu động và trạm rửa tay và được trang bị đầy đủ các sản phẩm vệ sinh (như là xà phòng, nước và phương thức làm khô tay (ví dụ như khăn lau bằng giấy, máy sấy khô tay, dung dịch sát trùng tay).
Sử dụng chất khử trùng được EPA phê chuẩn để sử dụng chống lại COVID-19external icon để vệ sinh buồng tắm, phòng vệ sinh, bồn rửa, nhà vệ sinh lưu động và trạm rửa tay ít nhất hai lần mỗi ngày (vào buổi sáng và tối sau mỗi lần sử dụng nhiều) và các bề mặt tiếp xúc thường xuyên tại khu vực ăn uống trước và sau mỗi bữa ăn. Đảm bảo rằng những người làm công việc làm vệ sinh được đào tạo về cách sử dụng chất khử trùng đúng cách và đeo găng tay bảo hộ dùng một lần và các trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) khác theo khuyến cáo của nhà sản xuất chất khử trùng
Yêu cầu nhân sự tránh đặt trực tiếp bàn chải đánh răng (hoặc vật dụng cá nhân khác) lên trên bồn rửa bởi đây là một con đường gây nhiễm bệnh tiềm tàng. Mọi người có thể sử dụng túi vải cá nhân để mang và giữ vật dụng cá nhân không tiếp xúc với bồn rửa. Nên bảo quản các vật dụng trong túi cá nhân, thường gọi là túi đỏ khi không sử dụng.
Đảm bảo nhân sự phục vụ ăn uống đeo găng tay dùng một lần trong khi chuẩn bị và phục vụ đồ ăn cũng như thực hiện vệ sinh tay theo khuyến cáo
Bố trí nhân viên tại khu vực nước uống để hạn chế số người chạm vào máy nước uống
Yêu cầu các nhân sự không sử dụng chung vật dụng cá nhân (ví dụ như cốc, căng tin, kính bảo hộ, v.v.) với người khác
Sử dụng hệ thống thông gió, quạt hoặc mở cửa sổ để tăng lượng không khí lưu thông từ ngoài vào trong không gian kín bên trong trại cứu hỏa, bao gồm lều chỉ huy, khu vực ăn uống và buồng tắm, nếu chất lượng không khí ngoài trờiexternal icon nằm trong phạm vi lành mạnh.
Thiết lập nơi ở trong một khu vực của trại cứu hỏa (hoặc cộng đồng gần đó) để có thể sử dụng cho việc cách ly nếu cần và chỉ định một người trong số nhân viên để đảm bảo bất kỳ người nào được cách ly cũng được cung cấp nhu yếu phẩm. Lưu ý: rất có thể sẽ có người mắc bệnh khác ngoài COVID-19, nhưng để thận trọng, thì tất cả các bệnh đều nên được xem như COVID-19 cho đến khi nhân viên y tế có kết luận
Đảm bảo nhân viên y tế trong trại cứu hỏa đã thành thạo với Hướng Dẫn của CDC Dành Cho Chuyên Gia Chăm Sóc Sức Khỏe, cung cấp thông tin về các biện pháp kiểm soát, bao gồm mặc trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) khi chăm sóc những người đã biết hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19
Thông tin liên lạc nhất quán và rõ ràng giữa tất cả các cơ quan cứu hỏa vùng đất hoang có thể giúp nhân viên cứu hỏa vùng đất hoang nắm được các kỳ vọng và chiến lược để hạn chế sự lây lan COVID-19 trong môi trường làm việc phải ứng phó với các đám cháy ở vùng đất hoang và tiếp tục công việc ứng phó khẩn cấp mà không ảnh hưởng đến sự an toàn. Vì mỗi đám cháy rừng có cách ứng phó khác nhau nên bộ phận quản lý lực lượng cứu hỏa và đội quản lý sự cố có thể cần chọn các chiến lược kiểm soát hoặc giảm thiểu lây nhiễm thích hợp nhất để đáp ứng những nhu cầu tình huống riêngbiệt của cơ quan. Tuy nhiên, các kỳ vọng và chính sách nhằm hạn chế phơi nhiễm và lây lan COVID-19 phải phù hợp trong mọi tình huống ứng phó.
Bộ phận quản lý lực lượng cứu hỏa và nhân viên đội quản lý sự cố cũng có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn của CDC, Kế Hoạch Truyền thông về COVID-19 cho Chủ Lao Động Trong Lĩnh Vực Cơ Sở Hạ Tầng Thiết Yếu Không Phải Chăm Sóc Sức Khỏe, để biết cách chia sẻ với nhân viên những thông báo chính về phòng ngừa COVID-19. Tài liệu này cũng cung cấp các thông báo quan trọng có thể sử dụng trong kế hoạch truyền thông để giúp nhân viên bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng xung quanh nhằm làm chậm sự lây lan của COVID-19.
Tất cả nhân viên cứu hỏa vùng đất hoang đều đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp làm chậm sự lây lan của vi-rút gây ra COVID-19. Nhân viên cứu hỏa vùng đất hoang có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 hoặc chưa biết đã phơi nhiễm vẫn nên tuân theo các khuyến nghị được liệt kê trên trang này để giúp ngăn ngừa lây nhiễm và lây lan vi-rút. Hướng dẫn bổ sung dành riêng cho lính cứu hỏa tại vùng đất hoang về cách phòng ngừa, sàng lọc và xét nghiệm trên Trang web của Nhóm Điều phối Phòng Chống Cháy Rừng Quốc Giaexternal icon .
Nhân viên cứu hỏa vùng đất hoang nên đeo khẩu trang vải ở các địa điểm công cộng và khi tiếp xúc với người bên ngoài đơn vị. Khẩu trang vải được khuyến nghị là một tấm chắn đơn giản để giúp ngăn các giọt bắn hô hấp vào không khí và sang người khác khi người đeo ho, hắt hơi, trò chuyện hoặc cao giọng.
Nhân viên cứu hỏa phải đeo khẩu trang vải khi tiếp xúc gần với những người khác, chẳng hạn như khi đi theo nhóm với người từ bên ngoài đơn vị của họ, trong các cuộc họp và trong các cuộc họp giao ban.
Khẩu trang vải là biện pháp phòng ngừa quan trọng và cần thiết nhất trong thời điểm khó có thể duy trì cách ly giao tiếp xã hội. Nếu không thể sử dụng khẩu trang vải, hãy đảm bảo thực hiện các biện pháp khác để giảm nguy cơ lây lan COVID-19, bao gồm cách ly giao tiếp xã hội (có thể cách xa người khác tối thiểu sáu feet), tiến hành hoạt động tại vị trí có hệ thống thông gió và trao đổi không khí tốt hơn (ví dụ: ngoài trời thay vì trong nhà), rửa tay thường xuyên, làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng – Chac trên website Duandautueb5.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!