Top 12 # Xem Nhiều Nhất Ta Mơ Thấy Em Trong Tiền Kiếp Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Duandautueb5.com

Ta Thấy Em Trong Tiền Kiếp

Blog Radio 616 – Ta Thấy Em Trong Tiền Kiếp

.Thang máy đầu nghịch người tối nhắn tầng mười ba sau đó đứng vào một góc.Ánh mắt lời đã lướt qua một vòng.Những mùi hương trên nhau phải vào cứu ra.Những cử động nhỏ nhỏ.Nhưng lại tiết lộ về chủ nhân nhiều hơn bất cứ điều gì.Gần được thu vào đấy mắt.Tôi vui thức tiếp thu tất thành những tín hiệu đó.Theo thói quen nghề nghiệp và phân tích.Chàng trai đứng trông góc kia.Mặc váy.Chải chuốt.Xịt nước chúng tôi cầm theo cặp laptop.Liên tục nhìn đồng hồ rồi lại nhìn con số nhảy lên trên biển báo thang máy.Hình mà nhân viên kinh doanh đi gặp khách hàng.Có phải đã sắp trễ giờ.Cô gái đứng cạnh tôi từ như không có gì đặc biệt.Những sợi dây đeo thẻ công tác của cô ấy.Lại được thắt nút theo phong cách của dân leo núi chuyên nghiệp.Xem dài là một cô nàng đam mê bộ môn thám hiểm.Vật leo núi trong nhà.Cô gái đứng góc xa.Luyện công thức chỉnh trang lại trang phục.Quần áo và giày trên người.Điều có phải là lần đầu mặc.Tìm xài là đi phỏng vấn vào một vị trí bản thân vô cùng kỳ vậy.Cứ như vậy.Dòng suy nghĩ miên man không dứt trong tôi.Chỉ thích vượt kỳ biển báo nhảy tới con số mười ba.Cánh cửa chầm chậm mở ra

Nhạc nền :

Trong Mơ Nhìn Thấy Tiền Kiếp

[MINH HUỆ 18-6-2017] Vào một đêm, tôi có một giấc mơ như thể là chính tôi đang trải qua các sự kiện trong đó và thậm chí ba tháng sau tôi vẫn nhớ mọi chi tiết.

Trong giấc mơ, tôi đến một quảng trường lớn, ở đó tôi thấy những hiện thân khác nhau của chính mình và mỗi người đều mang theo một chiếc va-li.

Sau khi tất cả các hiện thân của tôi tập trung tại quảng trường, mỗi người đi theo một hướng khác nhau, như thể chúng tôi đang đi du lịch hoặc đi đâu đó để hoàn thành nhiệm vụ. Tôi có thể thấy rằng họ không muốn xa nhau và lo lắng cho nhau.

Một người khác chuyển sinh thành một con mèo hoang và phải cùng mèo anh lang thang khắp nơi. Thật không may, con mèo này chỉ sống được 15 ngày. Khi nó sắp chết, nó cầu xin mèo anh phải tiếp tục sống và sống tốt. Khi nhìn thấy nó chết, tôi buồn khi thấy kiếp sống thật mong manh.

Những người còn lại đóng những vai diễn khác. Mặc dù không có thời gian để quan sát chi tiết vòng đời của họ, nhưng tôi có thể cảm thấy rằng không ai trong số họ có cuộc sống dễ dàng và hạnh phúc. Dường như tất cả họ đều chờ đợi thời điểm họ có thể bắt đầu sứ mệnh thực sự của mình.

Đột nhiên tôi nhận ra rằng tôi đang nhìn lại những kiếp sống trước của chính mình. Mọi người đều khởi hành từ cùng một nơi và giữ những vai trò khác nhau. Họ đã phải chịu đựng những gian khổ để hôm nay có thể đắc Pháp.

Diễn giải giấc mơ

Tôi nghĩ rằng Sư phụ đã thông qua giấc mơ này để thức tỉnh tôi vì tôi đã buông lơi tu luyện một chút. Tôi cảm thấy có rất nhiều khó khăn và can nhiễu trong cuộc sống của mình và tôi đã nảy sinh nhiều chấp trước.

Sư phụ đã giảng rằng:

“Chư vị cảm thấy chư vị rất bình thường mà đến lớp học này nghe giảng, có lẽ vài kiếp trước, thậm chí mười mấy kiếp trước, vài chục kiếp trước chư vị đều đã phải chịu khổ để đắc Pháp này, (vỗ tay) chỉ là chư vị không biết. Có người để đắc được Pháp này đã từng bị chặt đầu. Trong tu luyện tôi đã hết sức khuyến thiện, dẫn dắt chư vị, là bởi vì tôi biết trong lịch sử chư vị là ai, cũng biết rằng chư vị đã phó xuất rất nhiều để hôm nay đắc Pháp, [nếu] tôi không dạy chư vị như vậy cũng có lỗi với bản thân chư vị.”( Giảng Pháp lần thứ nhất tại Mỹ quốc 1996)

Tôi nhận ra rằng cái gọi là khó khăn mà hiện tôi đang chịu đựng không là gì so với tất cả những gì tôi đã trải qua trong những đời trước.

Sao tôi lại có thể để những vấn đề tầm thường đó ngăn cản tôi tu luyện tinh tấn? Tôi đã đắc Pháp, nếu không viên mãn, sao tôi có thể sống tiếp. Tất cả những khổ nạn mà tôi đã trải qua trong những đời trước đều vô nghĩa chăng?

Nhìn từ góc độ khác về những gì tôi đang trải qua, cho dù đó là những mâu thuẫn, khổ nạn, hay các chủng cám dỗ trong thế giới người thường, đó chẳng phải cũng như một giấc mơ sao? Sao tôi lại để tâm đến nó? Tại sao tôi lại để những thứ đó kéo tôi trở lại và không đề cao tâm tính qua việc chiểu theo các Pháp lý?

Người ta nói rằng đến thế gian con người này là đã rơi vào cõi mê. Nếu tôi cứ chấp vào mọi thứ trong thế gian con người, điều đó không phải cũng giống như bị mắc kẹt trong giấc mơ sao? Khi nào tôi mới có thể trở về ngôi nhà chân chính của mình?

Sư phụ giảng rằng:

“Cái gì cũng đang dẫn dụ người ta. Xã hội này chính là đang dẫn dụ người ta! Mục đích dẫn dụ người ta không chỉ là không để chư vị đắc Pháp, mà là muốn huỷ xã hội nhân loại.” ( Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Tôi nhận ra rằng những cám dỗ và can nhiễu khác nhau trong thế giới này đã lôi kéo tâm trí chúng ta, đó có thể là những lợi ích vật chất, những hình thức giải trí, thông tin trên Internet, các trò chơi điện thoại di động, những khó khăn trong cuộc sống, công việc và tình cảm. Tất cả có thể là cái bẫy mà các cựu thế lực tạo ra để khiến chúng ta chấp trước vào thế gian con người này.

Những thứ như thế thường đi kèm với niềm vui, nỗi buồn và sự tức giận, khiến mọi người trở nên quen thuộc với chúng. Chúng ngăn cản người tu luyện tinh tấn và ngăn cản người thường minh bạch chân tướng.

Sau khi trải qua rất nhiều khổ nạn từ đời này qua kiếp khác, chúng ta đã trở thành đệ tử Đại Pháp. Chúng ta không nên bị mê mờ bởi những giả tướng của xã hội người thường.

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/18/349552.html

Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2017/7/28/164815.html

Đăng ngày 23-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Giải Mã Hiện Tượng Nhớ Về Tiền Kiếp

Tiền kiếp là gì?

Tiền kiếp có thể hiểu như là một tấm gương phản ánh lối sống, tính cách của con người hiện tại. Có câu cha mẹ sinh con trời sinh tính cho nên tính cách mỗi con người ngoài do môi trường xung quanh và sự giáo dục tác động thì tiền kiếp chính là yếu tố chủ quan định hình nên bản tánh con người. Cách hành xử cũng như lối sống của chúng ta trong quá khứ kiếp phần nào ảnh hưởng ít nhiều lên đến cuộc sống hiện tại. Thông thường, con người ta sẽ có cảm giác mình thấy điều này quen quen, hình như mình đã gặp hay làm qua nó trước đây rồi.

Con người có thể nhớ lại được tiền kiếp

Con người có thể nhớ lại được tiền kiếp không phải vì những biến cố đã được lưu lại trong đầu óc ta mà thay vào đó, chúng được ghi lại và tồn trữ bên trong tâm hữu phần của chúng ta, có thể gọi là nơi sâu thẳm tâm hữu phần của mỗi người. Bộ não con người chỉ là một dụng cụ cho tuệ giác hoạt động, giống hệt như con mắt chẳng hạn đối với thân xác chúng ta. Chính vì thế các sinh hoạt của tâm, đang khi còn tồn tại trong thân xác thì chỉ có thể hình thành được thông qua não như là công cụ của tâm, nguyên nhân tác thành điều được gọi là tâm hữu phần.

Trí nhớ gene

Một số nhà khoa học đã thử đưa ra một lý thuyết giải thích vấn đề con người có thể nhớ về tiền kiếp với khái niệm trí nhớ gene. Nếu các vùng ngủ trong ADN bị kích thích thì chắc chắn con người có thể trở về tiền kiếp.

Nhiều người, nhất là con trẻ, đã kể lại quãng đời về tiền kiếp của họ

Các nhà khoa học hiện nay chỉ mới dựa vào các gen di truyền ở các nhiễm sắc thể trong tế bào và gọi từ trí nhớ gen hoặc giải thích qua hiện tượng tiềm thức là những gì mà ý thức con người không kiểm soát nổi hoặc qua những hình ảnh hay câu chuyện ngẫu nhiên nào đó để rồi tích tụ lại trong tiềm thức và khi gặp điều kiện hay bất chợt phát sinh vì tác động của một sự thúc đẩy nào đó về tâm lý. Nhưng mỗi người đều tích trữ trong bộ não mình những ký ức tiềm tàng từ tiền kiếp. Qua nhiều kiếp, mỗi người đã trải qua những giai đoạn phức tạp khác nhau và đôi khi những hình ảnh trong ký ức ấy được hiện ra trở lại qua nhiều tác nhân như giấc mộng khi đang ngủ hay những hình ảnh khi đang thức hay mạnh mẽ hơn và rõ ràng hơn khi được kích động qua giấc ngủ thôi miên.

Vì sao con người không nhớ được tiền kiếp của mình?

Trong nhân gian đã có không ít những lời giải thích tại sao con người lại quên tất cả những gì thuộc về tiền kiếp. Nếu giả dụ rằng có sự tái sinh thì nhớ lại kiếp trước sẽ gây được biết bao điều phiền toái trở ngại.

Mặc dù đã có những thành tựu nhất định, nhưng đến nay, những chuyện về nhớ lại tiền kiếp gần như vẫn nằm ngoài vòng nghiên cứu của khoa học chính thống. Tất nhiên có thể thấy điều đó không có nghĩa là nhân loại phải chịu bó tay để tự rơi vào vòng bất khả tri nhưng chắc chắn tất cả các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra cách để có thể giải thích vấn đề này.

Thái Hậu Bhutan Mơ Thấy Tiền Kiếp, Bồi Hồi Trở Về Chốn Cũ

Năm gần 40 tuổi, bà bắt đầu có những giấc mơ liên tục lặp lại. Khiến mỗi khi tỉnh dậy, bà luôn cảm thấy một nỗi buồn sâu thẳm, nước mắt lăn dài trên gương mặt.

Bhutan, một quốc gia nhỏ bé nằm ở chân núi phía nam dãy Himalaya, với dân số chỉ có 750.000 người, và là một trong những quốc gia có mật độ dân số thấp nhất thế giới. Người Bhutan rất tín phụng tôn giáo, quốc giáo chính của họ là đạo Phật, và hầu hết mọi nhà đều có đền thờ thần.

Nhờ đời sống tín ngưỡng, người Bhutan tuy sống giản dị và không giàu có về vật chất, nhưng họ lại rất dễ dàng cảm thấy hạnh phúc.

Quốc vương hiện tại của Bhutan là Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, và mẹ của ông chính là cựu Hoàng hậu Bhutan, tức Vương Thái hậu của Bhutan hiện tại.

Bà tên Dorji Wangmo Wangchuck (12/1955), một phụ nữ xinh đẹp và hào phóng, sinh ra ở làng Nobgang, miền tây Bhutan.

Khi còn trẻ, Vương Thái hậu Dorji Wangmo Wangchuck từng đi du học tại Ấn Độ, vào năm 1979. Sau đó, bà kết hôn với Quốc vương Bhutan là Jigme Singye Wangchuck và trở thành Hoàng hậu.

Dorji Wangmo còn là một nhà văn, và trong cuốn sách giới thiệu về Bhutan có tên “Kho báu Rồng Sấm: Một chân dung của Bhutan”. Bà đã kể về trải nghiệm cá nhân của mình trong tiền kiếp. Ở một đất nước tin vào Phật giáo và chấp nhận khái niệm về luân hồi như Bhutan, thì những trải nghiệm về luân hồi của bà không có gì khiến người khác cảm thấy kỳ lạ.

Cuốn sách “Kho báu Rồng Sấm: Một chân dung của Bhutan”. (Ảnh qua marieclaire)

Dorji Wangmo viết rằng khi bà gần 40 tuổi, bà bắt đầu mơ liên tục, và mỗi khi tỉnh dậy bà đều cảm nhận một nỗi buồn vương vấn sâu thẳm trong lòng, khi đó nước mắt bà giàn giụa trên mặt.

Trong giấc mơ, bà nhìn thấy một ngôi nhà truyền thống ba tầng của người Bhutan, với sân thượng có mái che ở tầng 2. Một người phụ nữ với dáng người cao, mảnh khảnh, độ gần 30 tuổi, đang đứng trên sân thượng và một đứa trẻ đang ngủ trên lưng cô ấy.

Trong giấc mơ, bà thấy người phụ nữ này đang mặc váy Kira, cài trên vai một cặp trâm bạc cổ truyền thống, khuôn mặt của người phụ nữ ấy xen lẫn nỗi phiền muộn và khao khát, như thể cô ấy đang đợi chờ ai đó trở về.

Ngồi trên hiên phía sau lưng cô là hai người phụ nữ đang dệt vải bằng chiếc máy dệt thời ban sơ. Ngôi nhà có một khoảng sân được bao quanh bởi tường rào cùng những cây cam quýt nhỏ trĩu quả chín.

Cô gái này rất có thể là bà chủ của một đại gia đình. Sau khi thái hậu Dorji Wangmo liên tiếp mơ thấy cùng một giấc mơ trong nhiều lần, bà bắt đầu cảm thấy mình chính là người phụ nữ trong giấc mơ kia, bà có thể cảm nhận được cảm xúc và nỗi buồn của người phụ nữ đó, thậm chí bà còn có thể cảm nhận được hơi thở của đứa trẻ cùng cơ thể mềm mại ấm áp của nó.

Cứ liên tục mơ những giấc mơ như vậy, khiến Dorji Wangmo cảm thấy rất phiền lòng. Cuối cùng vào một ngày nọ, bà đã kể với cha mình về ngôi nhà trong giấc mơ có khoảng sân được bao quanh bởi tường rào, cùng những cây cam quýt nặng trĩu quả. Bà hỏi cha mình, liệu ông có biết ngôi nhà nào trong khu vực trồng cam quýt ở Bhutan giống như trong giấc mơ này không.

Sau khi nghe xong, người cha hỏi bà rằng ngôi nhà trong giấc mơ có được sơn màu hay không, Dorji Wangmo trả lời rằng “có”. Người cha liền khẳng định rằng: “Đó là ngôi nhà ở Gangkar Puensum“. Cha đã từng đến đó và nó giống hệt như những gì con nói.”

Mặc dù ngôi nhà được xác định là có tồn tại, nhưng Dorji Wangmo vẫn nghi ngờ liệu ngôi nhà trong giấc mơ của mình có thực sự tồn tại hay không.

Vài tháng sau khi hỏi cha mình, Dorji Wangmo tiếp tục có những giấc mơ tương tự. Vào một ngày năm 1993, khi bà 38 tuổi, bà quyết định đến Gangkar Puensum để tận mắt xem qua ngôi nhà, và cô con gái Sonam Dechen cũng đi cùng bà.

Dorji Wangmo đi đến Gangkar Puensum. Bà đi qua ruộng lúa một đoạn thì từ xa đã nhìn thấy một ngôi nhà. Tới một đập quay nước, bà dừng lại và cẩn thận quan sát ngôi nhà. Không thể tin được, ngôi nhà này giống hệt ngôi nhà bà đã thấy trong mơ.

Bà nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp đứng ở phía sau của ngôi nhà, người phụ nữ khoảng chừng 60 tuổi, và mặc một chiếc áo tăng ni màu đỏ thẫm. Dorji Wangmo cảm thấy người nữ tăng ni này rất quen thuộc, do đó bà đã bước tới và chào hỏi, “Chúng ta đã gặp nhau bao giờ chưa?” Nhưng câu trả lời của người nữ tăng ni là “Chưa gặp qua bao giờ”, và sau đó nữ tăng ni đã mời bà vào nhà uống trà.

Nữ tăng nói với Dorji Wangmo rằng bà sinh ra ở đây và hiện đang sống cùng với gia đình của con trai mình. Sau khi chồng bà qua đời, bà liền xuất gia làm ni cô, đây được xem là một điều rất bình thường ở đất nước Bhutan.

Dorji Wangmo đi lên tầng hai, từ một khung cửa sổ hẹp nhìn ra ngoài, bà thoáng nhìn thấy trong sân có hai cây cam quýt cổ thụ, và giờ nó chỉ còn lác đác vài quả khô. Tường rào bao quanh sân cũng đã đổ sập, nhưng một góc tường vẫn còn đó, những mảnh vỡ còn lại vương vãi khắp nơi, trong lòng bà chợt dâng lên một nỗi ưu sầu.

Cô con gái Sonam Dechen nhận thấy những biểu hiện kỳ lạ của mẹ mình và hỏi bà rằng có chuyện gì không. Dorji Wangmo nói nhỏ với cô bé rằng “Đó là những cây cam quýt mà mẹ đã nhìn thấy trong giấc mơ của mình – tại sao nó lại trở nên hoang tàn và đổ nát đến như vậy?”

Vị nữ tăng ni mang trà bánh đến để tiếp đãi 2 mẹ con, trong đó có cả trà bơ cùng cơm nghệ tây. Dorji Wangmo ngồi trầm tư, tự hỏi có nên hỏi thêm hay không.

Và cuối cùng, bà đã không kìm lòng được mà cất tiếng nói: “Trong nhà này có người mẹ nào qua đời khi tuổi còn trẻ không?” Vị nữ tăng ni liền trả lời rằng: “Mẹ tôi mất năm 31 tuổi, khi tôi mới 3 tuổi”. Điều này quả thực rất trùng khớp với tuổi tác của người mẹ và đứa bé trong giấc mơ của Dorji Wangmo.

Thái hậu Dorji Wangmo bồi hồi khi trở về chốn cũ. (Ảnh qua )

Dorji Wangmo hỏi tại sao người mẹ trẻ đó lại chết? Vị nữ tăng ni trả lời rằng bà ấy chết vì bệnh đậu mùa, và bệnh đậu mùa cũng là nguyên nhân gây chết người chủ yếu ở Bhutan vào thời điểm đó. Vị nữ tăng ni nói rằng một năm sau khi mẹ bà qua đời, thi thể mới được đưa ra khỏi mộ để hỏa táng, bởi vì người ta tin rằng việc hỏa táng bệnh nhân đậu mùa ngay lập tức có thể khiến dịch bệnh lây lan, và sự việc này đã xảy ra cách đây hơn 50 năm trước.

Có lẽ đứa trẻ nằm trên lưng của cô gái năm đó chính là vị nữ tăng ni hiện đang sống trong ngôi nhà này. Dorji Wangmo không tiếp tục hỏi nữa mà yêu cầu vị ni cô đưa mình sang thăm các phòng khác. Bà nhìn thấy những cô cháu gái xinh đẹp thông minh của vị nữ tăng, và bà cũng nhìn thấy sân thượng có mái che trên tầng hai, nhưng bây giờ không có ai dệt vải ở đó nữa, tuy nhiên bà vẫn nhìn thấy những cái lỗ dùng để cố định những chiếc máy dệt thời đầu. Vị nữ tăng ni kể rằng khi bà còn nhỏ, những người thợ dệt đã làm việc ở đó.

Điều khiến Dorji Wangmo cảm thấy có chút khác biệt so với giấc mơ của mình chính là diện mạo của lan can ban công đã thay đổi. Vị nữ tăng ni dường như đã nhìn thấu được suy tư của bà và chủ động nói rằng họ đã thay lan can cũ cách đây vài năm.

Cuối cùng, họ lên đến tầng ba và đi đến phòng đọc kinh Phật. Dorji Wangmo dập đầu 3 cái trước tượng Phật, sau đó xoay người rời đi. Lúc này, bà nhìn thấy một cặp kính viễn vọng cũ bằng đồng thau nằm trên bệ cửa sổ, bà cầm kính viễn vọng lên nhìn và đã nhìn thấy ngôi làng nơi bà được sinh ra – Làng Nobgang. Quả thật, trong cõi u minh này, mọi việc dường như đã được sắp đặt từ trước.

Lúc này, trong lòng Dorji Wangmo gần như tin rằng đây chính là nơi mà kiếp trước bà đã từng sống, nhưng bà cũng không nói cho họ biết về giấc mơ của mình. Từ đó về sau, Dorji Wangmo không bao giờ gặp lại giấc mơ đó nữa, cũng không bao giờ trở lại Gangkar Puensum, và không bao giờ gặp lại ai trong gia đình đó.

Nhưng câu hỏi trong lòng bà vẫn không ngừng nghỉ: Liệu người phụ nữ buồn trong giấc mơ của bà có cầu nguyện được tái sinh ở Nobgang, ngôi làng nhỏ xinh đẹp đối diện với ngôi làng, và ngôi nhà trong tiền kiếp của cô ấy hay không? Cô ấy có thực sự chuyển sinh đến Nobgang vào 20 năm sau cái chết vì bệnh đậu mùa? … Lẽ nào đây chỉ đơn giản là một sự trùng hợp.

Tất nhiên, trong tâm bà Dorji Wangmo tin rằng luân hồi thật sự có tồn tại. Trong sách, bà viết rằng: ” Trong số tất cả các nghi lễ trước đây, người Bhutan tin rằng tang lễ quan trọng nhất, bởi vì tang lễ không chỉ đánh dấu sự ra đi của một linh hồn mà còn là sự khởi đầu của hành trình hướng tới sự tái sinh”.

Dorji Wangmo tin rằng con người phải trải qua nhiều lần luân hồi chuyển sinh.

“Chúng ta không thể đoán trước được khi nào và ở đâu chúng ta sẽ được tái sinh, nhưng phẩm chất và tính cách trong kiếp sau của một người. Có thể được quyết định thông qua những công đức tích lũy trong kiếp trước. Ít nhất là ở một mức độ nào đó, bao gồm cả việc người đó có niềm tin thành kính đối với Thần Phật hay không, hay người đó có từ bi và đối xử tốt với mọi người trong cuộc sống hàng ngày không? Những người được đặc ân nhất là những người có trái tim vô cùng thuần tịnh. Cuối cùng họ sẽ đạt được niết bàn mà không cần chuyển sinh”.

Chúc Di

Theo epochtimes.com