--- Bài mới hơn ---
Người Bị Phẫu Thuật Nên Ăn Những Thứ Gì Kiêng Ăn Gì?
Giải Đáp Về Hiện Tượng Nói Mơ, Hét Toáng Khi Ngủ
Ngủ Mơ Thấy Ma Là Gì? Nguyên Nhân Và Yếu Tố Tâm Linh
Xuất Tinh Khi Ngủ Mơ Là Gì
Nằm Mơ Mất Xe Máy Đánh Con Gì May Mắn? Giải Mã Giấc Mơ Bị Mất Xe Máy
1. Thực phẩm gây dị ứng, đồ nếp
“Người sau mổ nên kiêng ăn gì? Hay “Người sau phẫu thuật nên kiêng ăn gì? chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn khi có người thân sau phẫu thuật.
Thực phẩm đầu tiên trong danh sách những thực phẩm nên kiêng đó là những thực phẩm gây dị ứng và đồ nếp.
Đồ nếp như bánh chưng, cơm nếp, xôi, bánh dày, chè,… có tính hàn nên thường khiến cho quá trình lành sẹo của cơ thể chậm hơn.
Các thực phẩm như hải sản, da gà, đậu phộng,… cũng cần được cân nhắc trước khi sử dụng để tránh gây dị ứng không mong muốn đến cơ thể.
2. Thực phẩm có chất kích thích, tính axit cao
3. Đồ cay mặn, có nhiều gia vị, dầu mỡ
Thực phẩm có gia vị và cay nóng (Ớt, hạt tiêu, mù tạt, sa tế,…) có thể kích thích vị giác và khiến bạn ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, nếu vừa phẫu thuật xong, các thực phẩm này sẽ không được cơ thể “chào đón”. Với những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật dạ dày thì đồ cay nóng, nhiều gia vị càng cần phải tránh xa.
Các thực phẩm dạng này không chỉ kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị mà còn gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tổn thương cơ thể. Vì vậy, bạn nên chờ khi vết mổ lành lại mới sử dụng các thực phẩm này.
Mỡ động vật như mỡ lợn, da gà, nội tạng động vật,…. chứa hàm lượng chất béo cao gây áp lực cho hệ tim mạch và khiến chúng hoạt động quá tải. Với những bệnh nhân phẫu thuật tuyến tụy thì ăn mỡ động vật còn tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Mỡ động vật mang lại nguồn năng lượng lớn và có thể khiến vết mổ lâu lành hơn.
Do đó, bạn nên thay thế bằng cách chất béo lành mạnh có nguồn gốc từ thực vật.
5. Thức ăn có quá nhiều chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, với những người vừa phẫu thuật, đồ ăn nhiều chất xơ cần được hạn chế sử dụng.
Thực phẩm giàu chất xơ (dừa, ngô, khoai lang, bánh mì, đậu phộng, đậu trắng, rau cần,… ) có thể khiến bạn bị đầy bụng khó tiêu và gây táo bón.
6. Thực phẩm không rõ nguồn gốc, ôi thiu
Các thực phẩm ôi thiu hoặc không rõ nguồn gốc không được sử dụng dù tình trạng sức khỏe của bạn đang như thế nào. Những thực phẩm này có thể chứa nhiều chất độc nguy hiểm và vi khuẩn tấn công cơ thể. Chúng có thể gây ra táo bón, ngộ độc hoặc các phản ứng nguy hiểm khác.
Khi thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu, bạn nên bỏ hoàn toàn chứ không nên chỉ loại bỏ phần đã hỏng. Nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn.
7. Thực phẩm sống, không được nấu chín
Người bệnh ở giai đoạn hồi phục có sức đề kháng yếu. Trong khi đó, các thực phẩm sống, không được nấu chín (như rau sống, sushi, gỏi cá, nộm,… ) có thể tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây hại. Tốt nhất là người bệnh chỉ ăn đồ ăn đã được nấu chín hoàn toàn và hạn chế ăn cả đồ tái.
8. Thực phẩm lên men, muối chua
Đồ muối chua, lên men kích thích vị giác tốt. Tuy nhiên, với những người vừa thực hiện phẫu thuật, đây là nhóm thực phẩm cần hạn chế ăn.
Thực phẩm lên men chứa trong nó những vi khuẩn sống. Khi sức khỏe đang giảm sút vì phẫu thuật, các vi khuẩn này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa và làm cho bạn bị nhiễm trùng. Dưa muối, cà muối, tôm chua, thịt chua, nem, kim chi,… là những thực phẩm lên men mà bạn cần tránh xa.
9. Thực phẩm cứng, khó tiêu
Sau phẫu thuật, các cơ quan tiêu hóa cũng chưa đạt tới trạng thái hoạt động tốt nhất. Ăn các thực phẩm cứng và khó tiêu làm cho dạ dày không thể tiêu hóa hết gây đầy bụng, chướng bụng.
Người sau phẫu thuật nên hạn chế ăn trái cây khô, thịt bò khô, xúc xích, lạp xưởng, phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt đỏ, bánh ngọt, kẹo, bánh và các thực phẩm có đường khác.
10. Thực phẩm gây dị ứng với thuốc
Sau phẫu thuật, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhất định. Nhiều loại thực phẩm có thể gây ra phản ứng với thuốc điều trị. Vì vậy, bạn cần nắm rõ thành phần các loại thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh ăn các thực phẩm gây dị ứng.
Một số loại thực phẩm trong những trường hợp cụ thể có thể gây dị ứng với thuốc như: cà phê, trà xanh, tỏi, tôm, chuối, thịt xông khói,…
11. Thực phẩm dễ để lại sẹo lồi, làm đổi màu da chỗ vết thương
Các thực phẩm giàu protein có thể gây ra sẹo lồi vì kích thích quá mức quá trình làm lành vết thương của cơ thể. Để tránh tình trạng bị sẹo lồi và màu da chỗ vết thương bị đổi, bạn nên kiêng ăn rau muống, thịt đỏ, lòng trắng trứng,…
Ăn nhiều lòng trắng trứng có thể khiến vùng da chỗ vết thương đổi màu
Trong quá trình kiêng khem sau phẫu thuật, để cơ thể nhanh chóng phục hồi, bạn cần lưu ý:
-
Thời gian ăn kiêng: Bạn không cần kiêng các thực phẩm trên trong thời gian quá dài. Khi cảm thấy cơ thể đã khỏe mạnh hơn, cơ thể phục hồi tích cực thì có thể ăn trở lại với lượng nhỏ.
-
Ăn đa dạng các thực phẩm: Để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn nên thêm vào chế độ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nên ưu tiên các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc rõ ràng.
-
--- Bài cũ hơn ---
Ngủ Mơ Nhưng Không Nhớ Đánh Con Gì
Tại Sao Phải Chọn Người Mở Hàng Để Đắt Khách
Dân Kinh Doanh Nào Muốn Kiếm Tiền Cũng Phải Biết Ý Nghĩa Của Tục “mở Hàng”
Chọn Tuổi Khai Trương Cửa Hàng Sao Chính Xác Phong Thủy
Quy Tắc Mở Hàng Và Chọn Tuổi Mở Hàng Khai Trương 2022 Cần Biết