Top 6 # Xem Nhiều Nhất Lạm Phát Thấp Là Tốt Hay Xấu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Duandautueb5.com

Lạm Phát Thấp, Tốt Hay Không?

4 tháng đầu năm nay, lạm phát cơ bản đang ở mức 2,2%

Như vậy, lạm phát theo cách tính của Việt Nam cho tới thời điểm này mới đang ở mức 0,04%, còn cách xa mục tiêu điều hành lạm phát 5% trong năm nay và thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kể từ năm 2006, “vô địch” về lạm phát sau 4 tháng là năm 2008, với mức tăng CPI so với tháng 12 năm 2007 là 11,16%. Năm ngoái, lạm phát sau 4 tháng là 0,88%, vẫn cao hơn nhiều so với mức lạm phát của 4 tháng đầu năm nay – chỉ 0,04%.

Đây là dấu hiệu cho thấy lạm phát năm nay có thể sẽ tiếp tục ở mức thấp. Năm 2014, lạm phát của Việt Nam là 1,84%.

Nhưng câu hỏi đặt ra là, lạm phát thấp có phải là tốt hay không?

Như một lẽ đương nhiên, TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế cho rằng, lạm phát thấp trong khi tăng trưởng cao là tốt. Và ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố tiên quyết tạo điều kiện cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó, ở một góc nhìn khác, TS. Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội Quốc gia cho rằng, lạm phát thấp lại đặt trong bối cảnh sản xuất công nghiệp đang phục hồi (Chỉ số Sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm nay tăng 9,4% so với cùng kỳ – PV), sức mua có dấu hiệu cải thiện (8%, sau khi trừ đi yếu tố giá cả, cao hơn nhiều mức tăng 4,65% và 5,6% của tương ứng hai năm 2013 – 2014 so với cùng kỳ), là một tín hiệu tích cực của nền kinh tế.

Mặc dù vậy, một cách thẳng thắn, TS. Trần Du Lịch đã nhắc tới sự chênh lệch giữa con số lạm phát thực tế và lạm phát kỳ vọng để nói về cái khó của cộng đồng doanh nghiệp.

“Năm 2014, lạm phát thực tế chỉ là 1,84%, trong khi lạm phát kỳ vọng là 5-7%. Trong khi đó, ngay từ đầu năm, doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch sản xuất – kinh doanh là dựa trên lạm phát kỳ vọng. Họ chấp nhận vay vốn với lãi suất vẫn 10-11%, nhưng lạm phát thực tế chỉ là 1,84%, như vậy là chi phí tài chính quá đắt. Ai cũng biết tăng trưởng cao mà lạm phát thấp thì là tốt, nhưng đặt trong bối cảnh này thì có phải là tốt hay không?”, ông Lịch đặt câu hỏi.

Câu hỏi này không phải là không có lý và cũng đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lý giải rằng, năm 2014, mục tiêu kiểm soát lạm phát được Chính phủ đặt ra ở mức 7%, sau đó kỳ vọng ở mức 4,5 – 5%. Tuy nhiên, do cuối năm, giá dầu trên thị trường thế giới giảm mạnh từ mức 120 USD xuống chỉ còn khoảng 40 USD/thùng, lại cộng thêm giá lương thực, thực phẩm giảm, giá dịch vụ công được giữ ổn định, nên lạm phát cả năm chỉ ở mức 1,84%.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng có chung quan điểm như vậy và cho biết, sau khi loại trừ các yếu tố nói trên, lạm phát cơ bản năm 2014 vẫn là 4,7% – một con số không thấp hơn lạm phát kỳ vọng.

Tuy nhiên, theo TS. Lê Đình Ân, vẫn phải tính đến một nghịch lý ở nền kinh tế Việt Nam hiện nay, như TS. Trần Du Lịch đã đề cập, đó là lạm phát dù thấp nhưng lãi suất vay vốn vẫn ở mức cao. “Nguyên nhân cơ bản là do vấn đề nợ xấu chậm được xử lý. Cần phải đẩy nhanh tiến trình này để doanh nghiệp được hưởng một mức lãi suất hợp lý hơn”, ông Ân nói.

Theo Đầu Tư

Tác Động Hai Mặt Của Lạm Phát Thấp

Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2014 chưa đến 2% so với cùng kỳ được đem ra “mổ xẻ” tại Hội thảo “Lạm phát thấp ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức”, do Học Viện Tài chính tổ chức ngày 26/12/2014. Trước nhiều ý kiến cho rằng, mức tăng nói trên là thấp, bà Ngô Thị Ánh Dương, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê) lưu ý, tăng thấp đó là so với chính Việt Nam, nhưng vẫn cao hơn Thailand, Singapore, Malaysia, Philippines, Brunei và tương đương với Campuchia.

Cơ hội và thách thức khi lạm phát ở Việt Nam đạt mức thấp, đặc biệt là đánh giá tác động tới các vấn đề về tăng trưởng, thu/chi ngân sách, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, nợ công, tiêu dùng và tồn kho… đã được bàn đến tại hội thảo nói trên. Nhiều chuyên gia đồng tình rằng, ổn định giá cả là thành công của 2014, sau một quá khứ có nhiều năm giá tăng cao và bất thường. Như quan điểm của chuyên gia Ngô Trí Long, việc điều hành giá năm 2014 đã đạt được “thắng lợi kép”. Lạm phát thấp có lợi cho người tiêu dùng và cải thiện sức mua, theo lý thuyết.

Lạm phát thấp có lợi cho người tiêu dùng, cải thiện sức mua của thị trường

Tuy nhiên, ông Long cũng lưu ý, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc kiểm soát lạm phát năm nay chỉ được coi là thành công trọn vẹn nếu tăng trưởng cải thiện rõ. GDP được công bố tăng ở mức 5,93% so với năm ngoái, như vậy sự thành công chỉ mới một nửa. Bởi, lạm phát thấp không phải do hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng cao, do tăng năng suất lao động cải thiện, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh nền kinh tế…

Bên cạnh đó, lạm phát thấp đạt được trong bối cảnh thành tựu ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc: nợ công, nợ xấu, nợ đọng (xây dựng cơ bản, thuế, nợ các DN với nhau) còn cao; DN còn nhiều khó khăn; thị trường bất động sản chưa phục hồi, thị trường chứng khoán còn bấp bênh; mô hình tăng trưởng chưa thay đổi với tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm… “Giảm được lạm phát thấp mà thế này rõ ràng là không bền vững, không mong muốn”, ông Long nói. Thậm chí, theo TS. Nguyễn Đức Độ (Viện Kinh tế – Tài chính), lạm phát ở mức quá thấp sẽ làm suy yếu khả năng chống đỡ của DN trước các cú sốc.

Tác động hai mặt của lạm phát thấp

Quan ngại lạm phát thấp tiếp tục được đặt ra cho năm 2015. TS. Nguyễn Ngọc Tuyến (Viện Kinh tế – Tài chính) dự báo, CPI năm 2015 sẽ tiếp tục ở mức thấp, có thể dao động trong khoảng 2 – 3%. Mức lạm phát này sẽ kéo dài trong một số năm và nhiều khả năng sẽ là suốt giai đoạn 2016 – 2020. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế chỉ thay đổi mạnh khi nào số nợ xấu và những rủi ro trong nền kinh tế được xử lý và kiểm soát một cách triệt để.

Diễn biến của CPI các tháng giai đoạn 2008-2014. Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tuy nhiên, bà Ngô Thị Ánh Dương có lưu ý khác, ở thời điểm này, xu hướng lạm phát thấp đang được củng cố. Nhưng những tác động có lợi cho kiềm chế giá cả năm 2014 như: không có biến động thời tiết hay dịch bệnh, giá xăng dầu giảm mạnh… chưa chắc đã lặp lại vào năm 2015.

Hành xử thế nào với lạm phát thấp cũng là vấn đề được đặt ra lúc này. Theo các chuyên gia, lạm phát rất nhạy cảm, thường không bền vững, dễ bị phá vỡ và nếu bùng phát trở lại sẽ rất khó kiểm soát. Do vậy, cần tập trung kiểm soát lạm phát ngay cả khi vẫn ở mức thấp để tránh rủi ro cho những năm tới. Bà Dương tính toán, nếu như giá điện tăng theo phương án như báo chí nêu thì xét trong bảng cân đối liên ngành, khi giá bán điện năm 2015 tăng lên 9,5% sẽ làm tăng giá thành sản xuất lên khoảng 0,55%, làm giảm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình là 0,58% và làm giảm tốc độ tăng GDP là 0,45%.

Tri Nhân

Dự báo con số lạm phát năm tới ở mức 4%, TS. Ngô Trí Long cho rằng, tác động của yếu tố cầu kéo lên lạm phát là không đáng kể (tổng cầu thấp) và các yếu tố chi phí đẩy dự kiến cũng không tác động đáng kể lên lạm phát, do giá cả hàng hóa thế giới dự báo ổn định trong năm 2015; xuất khẩu tiếp tục tăng; cán cân thanh toán thặng dư; tỷ giá ổn định. Đây là tiền đề quan trọng để tăng cường các biện pháp hỗ trợ DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhưng ông Long cũng cảnh báo: “Chú trọng quá đến mục tiêu kiểm soát lạm phát dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế dưới tiềm năng, trong tương lai có thể gây mất cân đối cung – cầu hàng hóa và tạo ra lạm phát do thiếu cung”. Lạm phát thấp kéo theo sức mua ỳ ạch, hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo, người tiêu dùng tạm hoãn chi tiêu để chờ giá giảm sâu hơn. Giới DN ngừng đầu tư và tuyển dụng để tiết kiệm chi phí. Lạm phát quá thấp “gặm nhấm” doanh số và nguồn thu thuế, cản trở việc tăng lương, ăn mòn lãi suất cận biên. Chúng cũng đè gánh nặng nợ nần lên các công ty và Chính phủ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cảnh báo rằng kể cả một giai đoạn lạm phát ổn định nhưng thấp cũng có thể gây tác hại.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Ngọc Tuyến chia sẻ, lạm phát thấp tạo ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam, với thu ngân sách sẽ khó khăn hơn, Chính phủ tiếp tục thiếu tiền cho đầu tư, trả nợ và thực hiện các nhiệm vụ cải cách, phát triển kinh tế – xã hội. Giá cả thấp sẽ không khuyến khích đối với đầu tư nhìn từ phương diện hoàn vốn và thu lãi cao, thất nghiệp sẽ tăng lên, tăng trưởng kinh tế vì vậy khó đạt được mức độ cao, mức độ tụt hậu so với các nước vì vậy ngày càng xa.

Ông nói: “Lạm phát thấp nếu kéo dài cộng thêm với thâm hụt ngân sách liên tiếp diễn ra như thực trạng hiện nay thì rất dễ dẫn tới suy thoái kinh tế, hoặc hiện tượng lạm phát cao sẽ quay trở lại, phá vỡ sự ổn định của các cân đối vĩ mô và kinh tế sẽ bị rối loạn”.

Nguồn: chúng tôi

Lạm Phát Là Gì? Nguyên Nhân Nào Gây Sự Lạm Phát?

Lạm phát là gì? Nếu bạn thường xuyên theo dõi các tin tức về kinh tế, chính trị, bạn sẽ thường nghe đến cụm từ “lạm phát”. Đối với một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát? Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội? Cùng tìm hiểu ngay:

Lạm phát là gì? Nguyên nhân gây lạm phát là gì?

Định nghĩa: Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời kỳ lạm phát, đồng tiền của một quốc giá sẽ bị mất giá trị hơn so với trước.

Khi mức giá hàng hóa tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đây. Vậy nên lạm phát cũng phản ánh sự suy giảm sức mua của đồng tiền.

Nếu so sánh nền kinh tế này với nền kinh tế khác, lạm phát được định nghĩa là sự giảm giá trị đồng tiền của quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác.

Các mức độ lạm phát

Nếu bạn tự hỏi chúng ta đo lường lạm phát như thế nào, siêu lạm phát là gì, chỉ số lạm phát là gì… thì chúng tôi sẽ có câu trả lời cho bạn. Lạm phát có thể được phân loại thành 3 mức độ là:

Lạm phát tự nhiên (0 – 10%): Giá cả tăng khá chậm, lạm phát có thể dự đoán được và tăng 1 con số hàng năm.

Lạm phát phi mã (10 – < 1000%): Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh từ 2 – 3 con số, thị trường kinh tế không ổn định, đồng tiền mất giá và lãi suất thực tế âm.

Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo là tình trạng nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng lên với tốc độ nhanh bất thường. Nếu nhu cầu sử dụng một hàng hóa nào đó tăng quá nhanh, các doanh nghiệp sản xuất không kịp, thì giá của mặt hàng này sẽ tăng lên.

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp là các yếu tố như giá nguyên liệu nhập vào, tiền lương, tiền bảo hiểm cho nhân viên, chi phí đầu tư cho máy móc, thiết bị, thuế… Trong trường hợp giá thàng của một (hoặc nhiều) yếu tố này tăng lên thì chi phí sản xuất cũng tăng lên.

Điều này bắt buộc doanh nghiệp phải tăng giá của hàng hóa mà họ sản xuất ra để đảm bảo lợi nhuận. Từ đó mức giá chung cũng tăng lên, dẫn dến tình trạng lạm phát.

Lạm phát do cơ cấu

Nếu doanh nghiệp thay đổi cơ cấu (có mức độ tăng trưởng tốt), họ thường tính đến phương án tăng tiền lương cho công – nhân viên. Ngoài ra, cũng có những doanh nghiệp tăng trưởng kém hoặc chậm, nhưng theo xư thế vẫn phải tăng lương cho người lao động.

Lúc nào, doanh nghiệp sẽ buộc phải tăng giá các hàng hóa của mình để thu lại lợi nhuận. Tình trạng này cũng dẫn đến lạm phát cho thị trường.

Lạm phát do cầu thay đổi

Nếu như trên thị trường xuất hiện một doanh nghiệp cung cấp độc quyền một loại sản phẩm không bao giờ giảm giá mà chỉ thấy tăng, thì giá của các hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào sản phẩm đó cũng tăng theo (ví dụ như điện). Kết quả là giá thành chung tăng đồng thời làm phát sinh lạm phát.

Lạm phát do xuất khẩu

Nếu sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất nhưng lại tập trung đem đi xuất khẩu cho các quốc gia khác thì cũng không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Từ đó dẫn đến giá sản phẩm tăng mạnh, lượng cung giảm và lượng cầu tăng và kết quả là lạm phát xuất hiện.

Lạm phát do nhập khẩu

Trong trường hợp giá của các hàng hóa được nhập khẩu quá cao, mà giá trị tiền tệ trong nước bị mất giá so với ngoại tệ thì người tiêu dùng phải sử dụng những hàng hóa đắt đỏ, dẫn đến lạm phát trong 1 quốc gia.

Lạm phát tiền tệ

Lạm phát tiền tệ là tình trạng xảy ra khi nguồn cung tiền tệ trong nước tăng quá cao. Các ngân hàng phải thực hiện chính sách mua ngoại tệ để tránh làm mất giá trị của đồng tiền trong nước. Hoặc nếu các ngân hàng mua công trái theo yêu cầu của nhà nước cũng góp phần làm cho lạm phát xuất hiện.

Tại thị trường Việt Nam, các nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát là tình trạng “lạm phát do cầu kéo” và “lạm phát do chi phí đẩy“.

Ảnh hưởng của lạm phát là gì?

Tiêu cực:

Lạm phát ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế, văn hóa, chính trị, có khả năng gây ra tình trạng suy thoái kinh tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp.

+ Lãi suất: Lạm phát xảy ra làm lãi suất danh nghĩa tăng lên để lãi suất thực được ổn định nhưng cũng làm nảy sinh suy thoái kinh tế.

+ Thu nhập của người lao động: Khi thị trường lạm phát, tuy thu nhập danh nghĩa của người lao động không thay đổi nhưng thu nhập thực tế lại giảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động và cả doanh nghiệp.

+ Thu nhập không bình đẳng: Lạm pjast khiến tình trạng vơ vét hàng hóa và chờ đầu cơ làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Kết quả là người nghèo không có đủ hàng hóa để sử dụng, người giàu lại càng ngày càng giàu, làm rối loạn nền kinh tế, tạo ra thu nhập không bình đẳng.

+ Nợ quốc gia: Các quốc gia đang phát triển thường có những khoản nợ nước ngoài. Nếu lạm phát xuất hiện sẽ làm tỷ giá hối đoái giá tăng, đồng tiền trong nước mất giá hơn so với nước ngoài. Phía chính phủ được lợi từ nguồn tiền nội địa, nhưng thiệt hại so với ngoại tệ, dẫn đến tình trạng nợ quốc gia càng trầm trọng hơn.

Tích cực

Khi tốc độ lạm phát tự nhiên được duy trì ổn định từ 2 – 5% thì tốc độ phát triển kinh tế của đất nước đó khá ổn định:

– Tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiêu dùng tăng, vay nợ và đầu cơ an toàn hơn

– Chính phủ có thêm nhiều lựa chọn về công cụ kích thích đầu tư vào nội tệ.

Các phương án kiểm soát lạm phát

Việc kiểm soát lạm phát để bảo vệ kinh tế – xã hội luôn được các quốc gia đặt lên hàng đầu. Một số phương án kìm chế lạm phát phổ biến thường gặp đó là:

Tạm ngưng phát hành tiền để giảm lượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội.

Giảm chi ngân sách: Giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.

Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng thông qua việc giảm thuế quan, khuyến khích tự do mậu dịch….

Giảm thuế

Tăng thuế tiêu dùng để giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân, tăng nguồn cung các hàng hóa – dịch vụ trong xã hội.

Tăng lãi suất tiền gửi, phát hành trái phiếu, giảm sức ép lên giá cả hàng hóa dịch vụ…

Thực hiện các chính sách thắt chặt tài chính như: cắt giảm chi tiêu, tạm hoãn những khoản chưa cần thiết, cân đối lại ngân sách nhà nước

Vay viện trợ từ nước ngoài…

Giảm Phát: Tốt Hay Xấu

Giảm phát: tốt hay xấu

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Bài 35:

Giảm phát: tốt hay xấu

Đến tháng 8/2003, chỉ số CPI của Việt Nam đã giảm liên tục trong 4 tháng. Mọi người đều nói “giảm phát”. Thực ra khái niệm giảm phát đã xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam từ năm 2000. Về trực giác, người tiêu dùng thích giảm phát nhưng người sản xuất lại chẳng ưa gì. Thực chất thì giảm phát là tốt hay xấu ?

Giảm phát tốt xảy ra khi môi trường kinh doanh cởi mở hơn, các mức giá bị các nhà độc quyền đẩy lên cao nay phải giảm dưới áp lực cạnh tranh. Một tình huống tốt khác là trong thị trường tự do, những người sản xuất với năng suất cao hơn sẽ vươn lên, giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống, giá hàng giảm làm người tiêu dùng mua nhiều hơn, và kết quả là giá thành mỗi đơn vị sản phẩm càng giảm.

Giảm phát không tốt xảy ra khi giá giảm nhưng số hàng bán không tăng. Các công ty phải giảm quy mô sản xuất và thải bớt nhân công. Trước nguy cơ mất việc, mọi người sẽ tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn. Kết quả là giảm phát trở nên trầm trọng.

Dạng giảm phát tồi tệ hơn khi các doanh nghiệp kém hiệu quả được trợ giá để tiếp tục hoạt động. Để cạnh tranh với các doanh nghiệp này, các công ty khỏe mạnh phải hạ giá bán và chẳng mấy chốc cũng trở nên ốm yếu.

Giảm phát là tồi tệ nhất khi quá nhiều vốn và vốn vay ào ạt đổ vào một cách lạc quan, làm cho cung vượt xa cầu. Hàng không bán được nhưng nợ vẫn phải trả, cả các công ty tốt cũng có nguy cơ phá sản.

Việt Nam ở đâu trong những tình huống tốt và xấu nêu trên? Chỉ số CPI của ta dựa nhiều vào giá lương thực và nông sản. Những năm gần đây, giá nông sản trên thế giới giảm do dư cung, ví dụ như gạo, cà phê, tiêu v.v… Nông dân ở Indonesia, Braxin và Việt Nam chẳng thể làm gì ngoài việc chờ xem ai sẽ phải chặt bỏ cà phê trước. Họ không trách nhau, nhưng chê các chính phủ đã chẳng giúp họ những thông tin và dự báo chính xác

English:

Deflation: good or bad

Until August 2003, the CPI of Vietnam has been decreased for four consecutive months. Everyone says “deflation”. In fact, the concept of deflation appeared in Vietnam for the first time in 2000. Intuitionally, consumers love deflation but producers hate it. Overall, is it good or bad?

Good deflation happens when the business environment becomes more open, high prices set by monopolists are reduced under competition. Another good scenario occurs due to free market. In that environment, producers with better productivity will thrive, cost of production becomes lower, price is down, consumers purchase more, and in turn, the unit cost of production goes further down.

Bad deflation happens when prices are down but unit sales are not up. Firms have to reduce the production scale and lay off workers. Facing higher job uncertainty, consumers will save more and spend less. Then deflation can become severer.

The worse deflation may occur when inefficient firms are subsidized to stay in business. In order to compete with these firms, healthy ones will have to lower their prices and will soon get sick, too.

The worst deflation occurs when too much loans and capital optimistically rush in, causing supply move far ahead of demand. Products cannot be sold but loans are still due and bankruptcy may occur, even to the good firms.

So where is Vietnam deflation among the above good and bad scenarios? Our CPI is based heavily on foods and agriculture products. In recent years, the world prices of agriculture products were down because of excess supply, such as the supply of rice, coffee, pepper, etc. Farmers in Indonesia, Brazil, and Vietnam could do nothing but wait for each other to chop down coffee trees. Instead of denouncing each other, they criticize government for failing to support them with proper information and forecasting.

(Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới)