All Time Today Last Week Last Month
Show
All
Discussions only
Photos only
Videos only
Links only
Polls only
Events only
Tổng hợp danh sách các bài hay về chủ đề Giải Mộng Sigmund Freud Pdf xem nhiều nhất, được cập nhật nội dung mới nhất trên website Duandautueb5.com. Hy vọng thông tin trong các bài viết này sẽ đáp ứng được nhu cầu mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật lại nội dung Giải Mộng Sigmund Freud Pdf nhằm giúp bạn nhận được thông tin mới nhanh chóng và chính xác nhất.
All Time Today Last Week Last Month
Show
All
Discussions only
Photos only
Videos only
Links only
Polls only
Events only
Sigmund Freud.
Sinh năm 1856 tại Moravia (lúc đó thuộc Áo, nay thuộc một phần lãnh thổ của Cộng hòa Czech), Sigmund Freud đã gắn bó hầu hết cuộc đời mình với thành Vienna – một trong những trung tâm văn hóa của châu Âu cuối thế kỷ XIX. Từ năm 1873 đến 1881, Freud theo học chuyên ngành Y tại Trường đại học . Sau khi tốt nghiệp, ông được lưu lại làm trợ giáo, đảm nhiệm thêm công tác nghiên cứu trong phòng thí nghiệm sinh lý thần kinh. Chính trong thời gian này, Freud có quan hệ với bạn tình là Rosa, cô láng giềng xinh đẹp. Cũng giống như Freud, Rosa là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn, yêu văn học và rất thích du chơi đây đó.
Một lần, Rosa tâm sự với Freud:
– Này anh yêu! Nếu không đến Roma thì làm sao hiểu biết được thế gian này. Anh chẳng nghe người ta nói “Mọi con đường đều dẫn đến Roma” đó sao? Em và anh hãy cố đến với Roma một chuyến, hẳn cảnh và tình sẽ làm cho chúng ta gắn bó nhau hơn.
Frerud gật đầu tán thành. Đã bao ngày tháng ròng vùi đầu vào các hồ sơ bệnh án, những mong tìm ra “những bí mật then chốt ẩn giấu nơi hoạt động phức tạp của tâm trí”, ông muốn được thư giãn chút ít với người mình yêu.
Tối hôm đó, sau một ngày làm việc mệt nhọc, hiệu quả, Freud khẽ đặt mình xuống giường và ông ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trong mơ, ông thấy mình đang cùng Rosa được một chàng trai lạ mặt dẫn lên một ngọn núi. Theo ngón tay anh ta chỉ, ông thấy thành Roma nửa ẩn nửa hiện, mờ mờ ảo ảo. Freud vô cùng kinh ngạc, bởi khoảng cách giữa ông và Rosa với thành Roma sao mà xa quá. Hơn thế, lại có tiếng chàng trai luôn miệng khẩn nài, giọng gần như thì thầm: “Đừng, đừng, Freud ạ! Bạn chớ nên vào thành Roma!”. Trong khi Freud đang trong tâm trạng lo ngại, phân vân, thì Rosa nằng nặc đòi ông phải nhanh chóng đưa nàng tới đó. Freud đành lên tiếng hỏi: “Em yêu, em thích thú đến Thánh địa như thế sao?”.
Rosa trả lời ngay: “Freud, em đang nóng lòng chờ gặp Chúa! Hình như Chúa đang đón đợi em. Freud nhé, hãy đưa em tới đó!”.
Tiếng chim rộn rã trên cây anh đào bên cửa sổ đã khiến Freud tỉnh giấc. Trời sáng rõ. Trong khi Freud còn chưa hết bàng hoàng về giấc mộng quái đản của mình, thì vừa hay có anh bạn, vốn là một nhà tâm lý học tài năng, tìm đến chơi.
Sau khi nghe Freud kể lại nội dung giấc mơ mà ông cho là “độc” nói trên, người bạn đưa ra nhận xét: “Việc có một chàng trai khuyên cậu đừng đi là một điềm chẳng lành đối với cậu. Đấy là linh tính báo trước. Theo tớ, cậu nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định lên đường”.
Ít ngày sau, Freud gặp Rosa. Ông chưa kịp bàn lùi thì Rosa đã làm bộ hờn dỗi:
– Freud, còn trù trừ gì nữa, chúng ta có tiền, chúng ta có thời gian, từ đây sang Roma có xa xôi gì đâu!
Trước sự khẩn nài, giục giã của người yêu, Fernd không thể không mềm lòng. Vậy là, gạt bỏ ngoài tai những lời khuyên của người bạn trai, ông thu xếp hành lý để hôm sau khởi hành.
Khi chuyến tàu đưa Freud và Rosa đến gần Roma, bất chợt một cảnh như trong giấc mơ hôm nào hiện ngay trước mắt Freud. Freud cố tìm cách xua đi ảo giác. Và ông chỉ kịp nhìn thấy bóng một chàng trai lắc đầu tuyệt vọng bên ngọn núi trước khi con tàu lao vào địa phận khác.
Chủ nhật đó, theo chương trình, Rosa phải đến nhà thờ xứ làm lễ rửa tội và gặp Đức Cha cứu thế của gia tộc. Dự kiến, khi gặp Đức Cha, nàng sẽ cầu nguyện Đức Cha cho nàng và Freud được làm hôn lễ tại nhà thờ xứ và cầu xin ban phước lành cho hai người.
Bởi tục lệ ở xứ đạo này không cho phép những cặp tình nhân người nước ngoài chưa được làm lễ rửa tội cùng đi lễ tại nhà thờ xứ, thành thử hôm ấy, Freud phải ở nhà.
Xong buổi lễ, đến lượt Đức Cha cứu thế gặp riêng từng con chiên.
Khi nghe Rosa vừa quỳ gối cúi đầu vừa nhỏ nhẹ trình bày ước nguyện của mình, Cha cứu thế im lặng hồi lâu rồi lên tiếng phán bảo:
– Hỡi con chiên đau khổ, đầy tội lỗi Rosa, con hãy nghe lời ta phán truyền. Con đã bỏ gốc gia tộc làm con của Chúa. Từ bao đời nay, gia tộc Victor thờ Đức Chúa Trời với lòng sùng tín vô biên. Nay ta trông sắc mặt con có quỷ dữ ám nên phần hồn của con không còn rỗi. Hãy tỉnh lại đi, con ơi. Cha cứu thế của gia tộc con là ta sẽ cứu vớt linh hồn con…
Đức Cha cứu thế nói rất nhiều… Rosa gần như mê đi không nhận ra gì nữa. Cuối cùng, nàng bừng tỉnh khi nghe tiếng quát:
– Con phải từ bỏ lời cầu hôn của con quỷ dữ ấy để trở về với Cha, vì hôn phu của con đã không vâng lời Đức Chúa Trời, nói nhiều lời bịa tạc hoang đường về các giấc mơ mà Đức Chúa truyền.
Về đến nhà Rosa lên cơn sốt, Freud gặng hỏi mãi nàng mới thổn thức kể lại sự tình. Rồi, vừa ôm Freud, nàng vừa nức nở:
– Anh yêu ơi, em đau khổ quá! Nếu không được sống bên anh, em chết mất!
Rosa quả là một cô gái có số phận bất hạnh. Nàng mồ côi cả cha lẫn mẹ ngay từ khi mới lên 4 tuổi. Từ trại tế bần, cô bé được một nhà từ thiện người Áo nhận làm con nuôi đưa về nuôi dưỡng. Vốn dĩ, người đàn ông đó rất sùng đạo. Bây giờ, ý của Đức Cha cứu thế gia tộc là vậy, nàng biết lấy gì làm chỗ dựa cho phần hồn của mình…
Ở Roma tới gần hai tuần, Freud bèn lựa lời khuyên Rosa quay về . Khi cùng nàng đến chào tạm biệt người thân của nàng, Freud cảm thấy rất phiền lòng khi mọi người đối xử với ông lạnh nhạt hẳn. Dường như trong mắt họ, ông là hiện thân của con quỷ dữ mà họ cần xa lánh.
Trở lại quê hương, Freud cố gắng quên đi những ấn tượng nặng nề, u ám của chuyến du lịch. Trong nhận thức của ông, Rosa là một cô gái yếu đuối, tội nghiệp, lại sùng đạo, hẳn nàng khó có thể thoát khỏi những nhận định, tín ngưỡng của dòng tộc, bởi vậy, mối nhân duyên của Freud với nàng hẳn chỉ là một giấc mộng buồn. Freud bắt đầu đi giảng dạy ở Đại học về môn thần kinh bệnh học, sau đó, để thêm thu nhập cho gia đình (ông là con trưởng trong một gia đình đông anh em, gốc Do Thái), Freud mở phòng mạch tư chuyên trị liệu các chứng bệnh loạn thần kinh và động kinh. Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, Freud thường để họ nằm một cách thoải mái trên chiếc đivăng, gạn hỏi và chăm chú lắng nghe họ thuật lại những giấc mơ, những kỷ niệm, nỗi ám ảnh của thời thơ ấu… cũng như bất cứ điều gì họ muốn nói… Từ đó, Freud nhanh chóng đi đến kết luận: Tất cả những trạng thái bất thường như giấc mơ, sự nổi loạn, quên lãng… không phải xảy đến một cách tình cờ mà đều có nguồn gốc. Đi sâu nghiên cứu chúng sẽ giúp con người lý giải được những hiện tượng tinh thần đôi khi rất khó hiểu của tâm lý, tư duy…
Với cách nhận thức mới mẻ vậy, Freud đã tìm được phương pháp trị liệu cho bệnh thần kinh, có thể nói là đã thành công trong một số trường hợp cụ thể. Và đột nhiên, ông nhớ tới nàng Rosa bé bỏng của mình. Thiếu vắng ông, không biết tâm trí nàng độ này ra sao?
Đến Roma hỏi tin tức về Rosa, Freud được biết nàng bây giờ là con chiên ngoan đạo đang tu tại tu viện Saint Mary, nữ tu viện dòng cứu thế ngoại thành Roma. Phải mất rất nhiều lần khẩn nài, cuối cùng Freud mới được người quản lý tu viện cho vào gặp Rosa. Trong một gian phòng hẹp, dưới ánh đèn mờ nhạt, Freud được dẫn đến trước một lỗ hổng của bức tường phòng. Nhìn qua đó, Freud thấy hình một đầu người, mãi ông mới nhận ra gương mặt của Rosa. Freud nghẹn ngào:
– Rosa! Em thân yêu! Sao em lại ra nông nỗi này? Sao không trở về với anh? Em chẳng từng đã nói, nếu không có anh, em chết mất sao? Về đi, về với anh đi, Rosa!
Nhận ra người thương, Rosa òa khóc:
– Anh Freud yêu dấu của em, em yếu hèn quá. Kiếp này đã lỡ, xin hẹn kiếp sau em sẽ trọn đời sống bên anh!
Nàng vừa dứt lời thì một tấm gỗ khép kín ngay lỗ hổng, chuông báo hiệu hết giờ!
Nửa năm sau, khi quay lại thì Freud hay tin Rosa đã mất. Đến viếng mộ Rosa tại nghĩa trang công giáo ở ngoại thành Roma, Freud run run đặt bó hoa lên mộ, rồi cứ thế quàng ôm lấy ngôi mộ khóc nức nở:
– Rosa ơi! Lỗi là tại anh! Tại sao anh không tỉnh táo để phân tích giấc mơ như điềm báo trước ngày nay… Nếu biết sự thể thế này, hàng nghìn lần anh chẳng đến Roma làm gì! Hãy tha lỗi cho anh, Rosa…
Là một nhà khoa học có nhiều ý kiến cách tân, sinh thời Freud đã bị không ít những kẻ mang nặng đầu óc thủ cựu ganh ghét. Họ gọi ông là “kẻ cuồng sắc”, là “một tay cao thủ trong những trò sắc tình”, thậm chí – là “kẻ dâm loạn”. Sự thật, đối với ái tình, Freud có một thái độ hết sức trân trọng, thậm chí giống như là đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Phải chăng vì thế mà giữa Freud và Rosa mới có câu chuyện tình thấm đẫm màu sắc lãng mạn và bi thảm kể trên.
Tuy nhiên, những thất bại trong tình yêu ban đầu lại có ý nghĩa khá quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình nhận thức của Freud. Từ kinh nghiệm “xương máu” của mình (bỏ qua những tình tiết của một giấc mơ tiên báo) Freud trở nên đặc biệt coi trọng giấc mơ. Năm 1900, từ sự tổng kết lý luận và thực tiễn, Freud cho xuất bản cuốn sách đầu tay, lấy tên là “Diễn giải các giấc mơ”. Đây là lần đầu tiên những khái niệm căn bản của phân tâm học được người ta biết đến, và, trên danh nghĩa người đầu tiên “mở một cánh cửa vào vùng tiềm thức”, tên tuổi Freud bắt đầu gây sự chú ý mạnh ở châu Âu, sau đó – trên toàn thế giới
Lưu Thanh Minh
Download sách Người Giải Mã Giấc Mơ ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC
2. DOWNLOAD
Download ebook
3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH
Giấc ngủ chiếm tới 1/3 cuộc đời của bạn, và nó luôn đi cùng với những giấc mơ. Bạn không thể không ngủ, và vì thế cũng không thể không mơ. Dù bạn có nhớ hay không, những giấc mơ vẫn đến với bạn hàng đêm, tự kể những câu chuyện của nó và chờ bạn khám phá.
Có những giấc mơ chẳng ai muốn gặp như ác mộng… Có những giấc mơ kéo dài nhiều đêm như phim truyền hình dài tập… Tất cả chúng đều mang ý nghĩa riêng và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống thực của bạn.
Phương Nhi cũng từng chẳng để ý gì đến các giấc mơ, cho đến khi gặp một giấc mơ lặp lại hàng đêm, và rồi gặp chàng trai trong mơ ở cuộc đời thực. Learun – tên chàng trai kì lạ ấy – là một người giải mã giấc mơ. Những người này có thể xâm nhập vào giấc mơ của bạn, còn có thể kéo bạn vào giấc mơ của họ.
Lạc vào thế giới giấc mơ, Phương Nhi đã đánh mất những điều quan trọng. Và trong hành trình tìm lại chúng, cô cũng tìm thấy sứ mệnh thực sự của bản thân.
“Một câu chuyện tưởng tượng hấp dẫn nhưng hoàn toàn có-thể-tin-được với những kiến thức “mơ mộng học” và tâm lí học. Lần nữa, Nắng lại khiến các độc giả không thể dứt ra khỏi câu chuyện của mình…”
Khoa Học Về Giấc Mơ – Freud Đã Thực Sự Nói Gì (Phần 1)
By: OopsyAdmin, 2019-02-05 04:16:37
2019-02-05 04:16:37
“Việc xem xét những ý nghĩ tự phát hiện ra với người bệnh, nếu tuân theo đúng những quy tắc chính của phân tâm học, không phải là phương tiện hay kỹ thuật duy nhất để thăm dò cái vô thức. Hai cách làm khác cũng đưa tới cùng một mục đích: lý giải các giấc mơ và lý giải những lẫm lẫn…
Trên thực tế, lý giải các giấc mơ là con đường lớn của sự hiểu biết về cái vô thức, là cơ sở vững chắc nhất cho những nghiên cứu của chúng ta, và hơn bất cứ cách nào khác, chính việc nghiên cứu các giấc mơ sẽ làm cho các bạn thấy rõ giá trị của phân tâm học và giúp các bạn thực hành nó. Khi người ta hỏi tôi làm thế nào để trở thành một nhà phân tâm học, tôi trả lời: bằng cách nghiên cứu những giấc mơ của chính mình. Những kẻ gièm pha chúng ta không bao giờ đem lại cho sự lý giải các giấc mơ một sự quan tâm xứng đáng với nó, hoặc cố lên án nó bằng những luận cứ nông cạn nhất. Thế nhưng, nếu giải quyết được vấn đề về giấc mơ, thì những vấn đề mới do phân tâm học nêu lên chẳng đem lại một khó khăn nào nữa.”
(Trích bài thứ ba trong Năm bài giảng về phân tâm học ở Mỹ và được công bố năm 1910) (25)
Từ những thứ Freud viết ra, chẳng có gì làm rõ hơn thế về cái chủ yếu trong những quan điểm của ông đối với những kỹ thuật cần thiết của phân tâm học và những bài học cần rút ra từ đó. Cách tiến hành một kỳ phân tích tâm lý, hiện nay thường kéo dài tới một giờ và bao hàm một liên tưởng tự do như là quy tắc duy nhất, ngoài việc lý giải các giấc mơ của người bệnh và việc phân tích những sai lầm và lầm lẫn của người đó, rốt cuộc đã đưa Freud tới tất cả những nguyên lý mà ông phải đưa vào cơ cấu cuối cùng của phân tâm học như ông đã xác định nó. Trong chương này và chương tiếp theo, chúng tôi sẽ xem xét hai kỹ thuật này cùng những gì chúng dạy cho Freud và cho phép ông dạy cho người khác.
Các giấc mơ luôn luôn đặc biệt hấp dẫn Freud. Hãy nhớ rằng khi ông tìm một ẩn dụ để diễn đạt sự vô ích lừa phỉnh của liệu pháp điện như giáo sư Erb chỉ định, ông đã khẳng định rằng nó chẳng có giá trị gì hơn chiếc chìa khóa đoán mộng của Ai Cập. Ông đã biết về những chìa khóa đoán mộng và về tín ngưỡng dân gian, theo đó các giấc mơ có thể báo trước tương lai cũng như phản ánh tình trạng hiện thời của các số phận, nhiều hơn phần lớn những đồng nghiệp có học của ông ở Viên. Nhưng phải đến khi chính ông quay sang nghiên cứu các giấc mơ, trong khi xây dựng phương pháp liên tưởng tự do của mình, ông mới có thể phát hiện ra bước nhảy vọt lớn lao mà kỹ thuật ấy có thể đem lại.
Ta hãy quay lại với bản trình bày của Freud dưới hình thức cô đọng của năm bài giảng ở Mỹ để thấy được chính ông đã chọn cách trình bày như thế nào về vấn đề lý giải các giấc mơ cho một cử tọa rất quan tâm nhưng chưa biết gì mấy, mà Freud hy vọng là họ sẽ tiếp tục nghiên cứu bằng cách đọc tác phẩm gốc:
“Cần chú ý rằng những sản phẩm mộng của chúng ta – các giấc mơ của chúng ta – một mặt, hết sức giống với những sản phẩm của các chứng bệnh tinh thần và, mặt khác, chúng có thể đi đôi với một sức khỏe hoàn hảo. Người nào chỉ biết ngạc nhiên về những ảo giác của các giác quan, về những ý tưởng kỳ lạ và tất cả những huyễn hoặc do giấc mơ đem lại, trong khi lẽ ra phải tìm cách để hiểu chúng, người đó không có một cơ may nhỏ nhất nào để hiểu được những sản phẩm không bình thường của các trạng thái tâm thần bệnh hoạn. Trong lĩnh vực này, anh ta vẫn chỉ là một kẻ không hiểu gì… Và không có gì nghịch lý khi khẳng định rằng phần lớn các nhà tâm bệnh học hiện nay phải được xếp vào những kẻ không hiểu gì ấy!
Ta hãy lướt qua vấn đề giấc mơ.
Thông thường, khi chúng ta tỉnh, chúng ta đối xử với những giấc mơ với một sự khinh thường ngang với sự khinh thường của người bệnh đối với những ý nghĩ tự phát mà nhà phân tâm gợi ra cho họ. Chúng ta quên hết những giấc mơ rất nhanh, như thể chúng ta muốn tống khứ đi càng nhanh càng tốt cái đống lộn xộn ấy. Sự khinh thường của chúng ta bắt nguồn từ tính chất lạ lùng không chỉ của những giấc mơ vô lý và ngớ ngẩn, mà của cả những giấc mơ không phải như thế. Chúng ta chán ghét những giấc mơ của mình vì những khuynh hướng trơ trẽn và vô luân công khai bộc lộ trong một số giấc mơ ấy. Người ta biết rằng thời cổ không thấy có sự khinh thường này…
Trước hết, tất cả các giấc mơ đều không xa lạ với người nằm mơ, đều khó hiểu và mơ hồ đối với anh ta. Chỉ cần xem xét những giấc mơ của trẻ nhỏ, từ một tuổi rưỡi trở đi, các bạn sẽ thấy chúng thật đơn giản và dễ giải thích. Trẻ nhỏ bao giờ cũng mơ thấy thực hiện những ham muốn nảy sinh ra ngày hôm trước mà không được thỏa mãn. Chẳng cần tài năng bói toán nào để tìm được lời giải đơn giản ấy; chỉ cần biết đứa trẻ ấy trải qua những chuyện gì ngày hôm trước. Chúng ta sẽ có được một lời giải thỏa mãn cho điều bí ẩn ấy nếu chứng minh được rằng những giấc mơ của người lớn, giống như của trẻ con, chỉ là sự thỏa mãn những ham muốn ngày hôm trước mà thôi. Và đó chính là điều đã xảy ra. Những sự phản bác do cách nhìn này gây ra sẽ biến mất trước một sự phân tích sâu hơn.
Đây là sự phản bác đầu tiên: những giấc mơ của người lớn thường khó hiểu và không giống chút gì với sự thực hiện một ham muốn cả. – Nhưng, xin trả lời, đó là vì chúng bị bóp méo đi, bị làm sai lạc đi. Nguồn gốc tâm thần của chúng rất khác với biểu hiện cuối cùng của chúng. Do đó, chúng ta phải phân biệt hai điều: một mặt, giấc mơ như nó hiện ra với chúng ta, như chúng ta nhớ lại vào sáng hôm sau, là mơ hồ đến mức chúng ta thường thật khó kể lại, diễn đạt lại bằng lời; đó là cái chúng ta có thể gọi là nội dung biểu hiện (contenu manifeste) của giấc mơ. Mặt khác chúng ta có toàn bộ những ý tưởng mơ tiềm ẩn (idées oniriques latentes) mà chúng ta cho là chúng chi phối giấc mơ ở tận đáy sâu của cái vô thức. Như vậy, sự hình thành ra các giấc mơ là kết quả của sự tương phản giữa những sức mạnh tâm thần, giống như trong sự hình thành những triệu chứng. Quá trình bóp méo này cũng giống như quá trình chi phối sự xuất hiện những triệu chứng hystêri. “Nội dung biểu hiện” của giấc mơ là cái thay thế đã bị biến đổi đi của những “ý tưởng mơ tiềm ẩn” và sự biến đổi này là công việc của một “cái tôi” tự bảo vệ; nó nảy sinh ra từ những kháng cự ngăn cấm tuyệt đối các ham muốn vô thức đi vào ý thức khi tỉnh; nhưng, khi giấc ngủ yếu đi, những sức mạnh ấy vẫn còn khá mạnh để áp đặt lên những ham muốn ít ra là một cái mặt nạ che đậy chúng lại. Người nằm mơ không còn giải được ý nghĩa những giấc mơ của mình, cũng giống như người mắc chứng hystêri không hiểu được ý nghĩa những triệu chứng của mình.
Để tin chắc là có những “ý tưởng tiềm ẩn” của giấc mơ và tính hiện thực của những quan hệ giữa những ý tưởng ấy với “nội dung biểu hiện” của giấc mơ, cần phải tiến hành việc phân tích các giấc mơ, với một kỹ thuật giống như kỹ thuật phân tâm đã nói. Kỹ thuật ấy trước hết phải nhằm loại bỏ hoàn toàn các chuỗi ý tưởng có vẻ như được “nội dung biểu hiện” của giấc mơ đem lại, và phải cố khám phá những “ý tưởng tiềm ẩn” bằng cách tìm xem những liên tưởng nào gây ra như vậy sẽ đưa tới việc khám phá ra những ý tưởng tiềm ẩn của người nằm mơ, cũng giống như ban nãy chúng ta thấy những liên tưởng do các triệu chứng khác nhau gây ra, đưa chúng ta tới những ký ức đã quên và tới những mặc cảm của người bệnh. Những “ý tưởng tiềm ẩn” tạo nên ý nghĩa sâu sắc và hiện thực của giấc mơ ấy, một khi đã khám phá được, sẽ cho thấy việc quy những giấc mơ của người lớn thành kiểu giấc mơ của trẻ con là chính đáng như thế nào. Thật vậy, chỉ cần thay thế vào “nội dung biểu hiện” – dù kỳ quặc đến mấy – một ý nghĩa sâu sắc là mọi cái trở nên sáng tỏ: người ta thấy rằng những chi tiết khác nhau của giấc mơ gắn với những ấn tượng ngày hôm trước và toàn bộ giấc mơ hiện ra như sự thực hiện một ham muốn không được thỏa mãn. “Nội dung biểu hiện” của giấc mơ do đó có thể được coi như sự thực hiện trá hình những ham muốn bị dồn nén.
Bây giờ ta hãy nhìn xem cái cách mà những ý tưởng vô thức của giấc mơ biến thành “nội dung biểu hiện” như thế nào. Tôi sẽ gọi toàn bộ thao tác này là “công việc mộng” (travail onirique). Nó đáng được tập trung toàn bộ sự quan tâm về lý thuyết của chúng ta, vì chúng ta có thể nghiên cứu ở đó, hơn bất cứ nơi nào khác, những quá trình tâm thần có thật nào có thể diễn ra trong cái vô thức hoặc, nói đúng hơn, giữa hai hệ thống tâm thần khác nhau như cái hữu thức và cái vô thức. Trong những quá trình ấy, cần chú trọng hai cái: sự cô đặc (condensation) và sự di chuyển (déplacement). Công việc mộng là một trường hợp tác động qua lại đặc biệt giữa những chùm tinh thần (constellations mentales) khác nhau, tức là nảy sinh từ một liên tưởng tinh thần. Trong các giai đoạn căn bản của nó, công việc này giống hệt như công việc biến đổi những mặc cảm dồn nén thành những triệu chứng, khi dồn nén thất bại.
Hơn nữa, các bạn sẽ kinh ngạc khi phát hiện ra trong việc phân tích các giấc mơ, đặc biệt là phân tích các giấc mơ của mình, tầm quan trọng bất ngờ của những ấn tượng thời thơ ấu. Bằng giấc mơ, đứa trẻ vẫn tiếp tục sống trong người lớn, với những đặc tính và ham muốn của nó, ngay cả những cái đã trở thành vô ích. Chính người lớn đã thoát thai từ một đứa trẻ với những năng lực rất khác với những năng lực của người lớn bình thường. Nhưng phải trải qua bao nhiêu tiến hóa, bao nhiêu dồn nén, bao nhiêu thăng hoa, bao nhiêu phản ứng tâm thần, con người bình thường ấy mới dần dần được tạo dựng, sau khi đã hưởng thụ một nền giáo dục và một nền văn hóa được tiếp nhận thật khó nhọc – và phần nào cũng là nạn nhân của những thứ đó!
Trong việc phân tích các giấc mơ, tôi còn nhận thấy (và tôi xin lưu ý các bạn về điều đó) rằng cái vô thức đã dùng một tượng trưng nào đó, nhất là để biểu hiện những mặc cảm tính dục, có khi khác nhau từ người này sang người khác nhưng cũng có những nét chung và được qui thành một số kiểu tượng trưng nhất định như chúng ta lại thấy ở trong các huyền thoại và các truyền thuyết. Có thể việc nghiên cứu giấc mơ cho phép chúng ta hiểu được những sáng tạo ấy của trí tưởng tượng dân gian.
Người ta đã chống lại lý thuyết của chúng tôi, khi chúng tôi cho rằng giấc mơ là sự thực hiện một ham muốn bằng những giấc mơ lo hãi. Tôi xin yêu cầu các bạn ngay là đừng để bị vướng phải sự phản bác ấy. Ngoài những giấc mơ lo hãi cần được lý giải trước khi xét đoán chúng, cần phải nói rằng nói chung sự lo hãi không chỉ là do nội dung của giấc mơ mà có, như người ta tưởng tượng ra khi chưa biết tới sự lo hãi của những người bị nhiễu tâm. Lo hãi là một sự khước từ mà “cái tôi” đem đối lập với những ham muốn dồn nén đã trở nên mạnh mẽ; chính vì thế rất dễ giải thích sự có mặt của nó trong giấc mơ nếu giấc mơ biểu hiện quá đầy đủ những ham muốn bị dồn nén ấy.
“Các bạn thấy rằng việc nghiên cứu giấc mơ đã được biện minh bằng sự soi sáng của nó về những hiện thực, mà nếu không, thì sẽ rất khó hiểu. Thế nhưng, chúng tôi đã đạt tới điều đó trong tiến trình chữa trị các chứng nhiễu tâm bằng phân tâm học”. (26)
Rất có thể ấn tượng do đoạn trên gây ra cho cử tọa là ấn tượng do những bản trình bày tóm tắt đầy khêu gợi gây ra. Có thể đó cũng chính là ý định của Freud; ít ra ông cũng có một ý muốn vô thức trả thù lại thái độ khinh thường cao ngạo đối với sự công bố lần đầu tiên bản luận văn độc đáo của ông về vấn đề lý giải các giấc mơ. Freud đã mất nhiều thời gian để viết luận văn ấy, và đã trì hoãn công việc công bố nó lâu hơn nữa. Cuối cùng, bản luận văn ra mắt ngày 4 tháng 11 năm 1899, nhưng các nhà xuất bản lại đề năm 1900.
Có vẻ thật khó hiểu tại sao một cuốn sách được thừa nhận như một trong những tác phẩm cổ điển lớn của tư tưởng loài người lại có thể có một số phận thảm hại, nhục nhã đến như vậy khi nó được xuất bản lần đầu. Việc in nó với con số 600 bản đã gây một ấn tượng đặc biệt; lại phải mất 8 năm mới bán hết. Trong 6 tuần lễ đầu sau khi xuất bản, đã bán được 123 bản, nhưng phải mất 2 năm sau đó mới bán thêm được 228 bản khác. Thế mà tập sách này ngày nay ở khắp nơi đã được coi là tác phẩm lớn nhất của Freud. Nó tự đặt ra hai nhiệm vụ: trình bày đầy đủ lý thuyết trước Freud về các giấc mơ; và xác nhận những lý thuyết trước Freud về những cơ chế tinh thần vô thức, có nhiều ví dụ minh họa rất sáng rõ. Bản thân Freud không bao giờ nghi ngờ về tầm quan trọng của cuốn sách và những phát hiện mà ông đã trình bày, chính những phát hiện ấy đã làm biến đổi cuộc đời của ông. Lời phán quyết của ông về vấn đề này đã xuất hiện trong một lời tựa đặc biệt do ông viết sau 32 năm theo yêu cầu của lần xuất bản tiếng Anh:
“Tác phẩm này, mà sự đóng góp mới mẻ của nó vào tâm lý học đã từng làm mọi người kinh ngạc lúc công bố nó (1900), về căn bản vẫn giữ nguyên. Ngay cả hiện nay, tôi vẫn cho rằng nó chứa đựng những cái có giá trị lớn nhất trong tất cả những phát hiện mà tôi có may mắn thực hiện. Một trực giác như trực giác này không thể xảy tới hai lần trong một đời người. (27)
Để vượt qua khó khăn ấy mà không có thái độ bất công đối với những nhận xét độc đáo xuất sắc và thấu suốt của ông, chúng ta có thể xem xét chúng dưới dạng kết tinh, và chỉ cần lấy một hay ví dụ riêng của ông và một vài ví dụ khác do những học trò sau này của ông cung cấp để minh họa.
Một đêm, một nữ bệnh nhân của ông mơ thấy mình bóp cổ một con chó trắng nhỏ. Tuy giấc mơ này chẳng có gì là đặc biệt và không thể có thật, nhưng Ferenczi đã kích thích để bệnh nhân này yêu cầu ông phân tích giấc mơ ấy. Những liên tưởng tự do xuất phát từ giấc mơ như bà nhớ lại: vì thích làm bếp nên bà phải giết nhiều con vật, vặn cổ những con bồ câu hay gà giò. Ghê tởm công việc ấy, bà cố làm cho xong càng nhanh càng tốt. Bà thấy trong giấc mơ của mình là đã bóp cổ một con chó giống như cách bà bóp cổ những con gà giò trong cuộc sống thực. Rồi bà chuyển sang những nhận xét và những hoang tưởng nói chung về vấn đề xử tử theo lối treo cổ và hiệu ứng do việc đó gây ra. Bà có vẻ thích thú với đề tài thảm thiết này. Ferenczi hỏi bà có muốn xử tử một ai đó theo lối này không. Bà nói tiếp: “Bà chị dâu tôi cố xen vào giữa chồng tôi và tôi, y như một con bồ câu lì lợm”. Bà bắt đầu thấy được ý nghĩa của dòng suy nghĩ của mình,và bỗng nhớ lại một cuộc xô xát kịch liệt xẩy ra cách đó mấy ngày, khi bà tống cổ chị dâu ra khỏi cửa và hét lên: “Cút đi!… Tao không muốn thấy một con chó dữ trong nhà tao!”. Ferenczi nói thêm rằng việc lý giải giấc mơ trở thành rõ ràng đối với người đàn bà nằm mơ ấy. Bà xác nhận là người chị dâu ấy lùn mập và có nước da tái mét.
Chúng tôi có thể kể thêm một giấc mơ khác lấy từ sưu tập độc đáo của Freud, giấc mơ này cũng có những nét giống nhau kỳ lạ với giấc mơ trước. Đây là lời kể của Freud:
“Ông luôn luôn nói rằng giấc mơ là một ham muốn được thực hiện, – một nữ bệnh nhân dí dỏm nói. – Tôi sẽ kể cho ông nghe một giấc mơ hoàn toàn ngược với ham muốn được thực hiện. Ông sẽ xem nó ăn nhập với lý thuyết của ông thế nào đây? Giấc mơ là thế này:
“Tôi muốn làm một bữa ăn tối, nhưng tất cả thức ăn chỉ còn có một ít cá hồi hun khói. Tôi muốn đi mua thêm thức ăn, nhưng nhớ lại rằng đó là một chiều chủ nhật và tất cả các cửa hiệu đều đóng cửa. Tôi muốn gọi dây nói cho vài người bán hàng, nhưng máy lại hỏng. Thế là tôi phải từ bỏ ý muốn thết bữa tối ấy.”
Tất nhiên, tôi trả lời rằng chỉ có phân tích mới quyết định được ý nghĩa của giấc mơ này; nhưng tôi cũng đồng ý rằng thoạt nhìn, nó có vẻ hợp lý và nhất quán, và có vẻ hoàn toàn ngược lại sự thực hiện ham muốn. “Những giấc mơ ấy có những yếu tố nào? Bà hẳn biết rằng những lý do của một giấc mơ bao giờ cũng nằm ở những sự kiện các ngày trước đó.” (28)
Mặc dầu nội dung biểu hiện đúng là trái ngược với sự thực hiện một mong muốn rõ ràng, nhưng sự phân tích đã cho thấy tình huống thực sự. Sau vài nhận xét sáo mòn, nữ bệnh nhân giải thích rằng ngày hôm trước bà đi thăm một người bạn gái mà bà rất ghen vì cho rằng chồng mình thích người đó. May thay, người bạn gái ấy lại gầy gò mà ông chồng thì thường thích những người có dáng đẫy đà kia. Người bạn gái thổ lộ mình rất muốn béo ra và trong câu chuyện, đã nói với người nằm mơ rằng: “Bao giờ thì chị mới mời lại chúng tôi? Chị luôn luôn có những món rất ngon”. Thế là ý nghĩa của giấc mơ bỗng sáng tỏ đối với bà; giống hệt như thể bà đã đáp lại người bạn gái của mình: “À, vâng, nếu chị muốn tôi mời chị đến ăn một bữa thật ngon, thì chị hãy làm cho mình béo ra và chắc là chị còn làm cho chồng tôi thích hơn. Tốt hơn là tôi sẽ chẳng bao giờ mời chị đến ăn tối cả”. Freud nhấn mạnh rằng giấc mơ ấy thật ra là sự thực hiện trá hình một mong muốn bị cấm hay bị dồn nén.
Freud khẳng định tất cả các giấc mơ đều là sự thực hiện những ham muốn; phần lớn những giấc mơ của trẻ con là sự thực hiện những ham muốn một cách trực tiếp, hoặc là sự bù đắp những ham muốn bị ngăn chặn, hẫng hụt, không thực hiện được hay phải để lại sau này mới thực hiện, khi tỉnh dậy. Những giấc mơ của người lớn thì phức tạp hơn, nói chung sự hạn chế của chúng thường đến từ nội tâm hày đã trải qua dồn nén. Trong các giấc mơ, sự lo hãi cũng thường được gây ra do thực hiện trá hình một ham muốn bị dồn nén, nhất là khi cần có sự dồn nén để tránh cho người bệnh lo lắng, cảm thấy mình có tội hay e sợ.
Chúng ta cũng phải chú ý tới những tình cảm sâu sắc nhưng trái ngược của Freud đối với ông bố mình. Freud bị xúc động rất mạnh vì cái chết của ông bố, nên đã để phát triển một số triệu chứng mà chính ông coi là những triệu chứng hystêri. Đêm hôm trước lễ tang bố mình, ông đã nằm mơ thấy một tấm bảng ghi dòng chữ: “Yêu cầu nhắm cả hai mắt”. Nhưng, nhớ kỹ lại, Freud thấy chắc chắn là tấm biển ấy không ghi: “Yêu cầu nhắm một mắt”. Một người không biết gì về phân tâm có thể cho rằng trước khi bắt đầu liên tưởng tự do, phải chọn một trong hai câu ấy. Trái lại, Freud đã đi tìm nguyên nhân của giấc mơ theo cả hai hướng ấy, và thấy rằng chúng giống nhau. Câu mang chữ “nhắm cả hai mắt” rõ ràng gắn với cái chết của ông bố. Vì hai mắt của ông bố đã nhắm lại khi chết.
Tạm thời, chúng ta đã đi tới cái điểm mà chúng ta có thể coi là những ý kiến của Freud về những nguồn gốc của giấc mơ. Ông phân biệt bốn nguồn gốc đặc thù của giấc mơ:
1. Một sự kiện mới xảy ra có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xúc cảm của người nằm mơ được biểu hiện trực tiếp trong giấc mơ. Điều đó thường xảy ra một cách tất nhiên và thật ra không cần phải lý giải, như trong những giấc mơ đơn giản về sự thực hiện mong muốn của trẻ con.
3. Một hay nhiều sự kiện mới xảy ra và quan trọng trong đời sống xúc cảm của người nằm mơ có thể được biểu hiện trong giấc mơ, bởi một ký ức cũng mới mẻ nhưng vô tình. Ở đây, cơ chế đã bao hàm cái được Freud gọi là “di chuyển”; một sự phân tích phức tạp hơn, bằng liên tưởng tự do, là cần thiết để thấy được ký ức ấy.
4. Một ký ức hay một ý tưởng, tuy quan trọng nhưng đã qua từ lâu và đã bị chôn vùi, được biểu hiện trong giấc mơ bằng một ấn tượng mới mẻ và tương đối vô tình. Đó là kiểu di chuyển phức tạp nhất; nó thường hiện ra tương đối nhiều hơn trong những giấc mơ của những người đã biểu hiện những triệu chứng rối nhiễu xúc cảm khi thức.
Người ta sẽ thấy rằng trong tất cả các trường hợp, Freud đã khẳng định như một định đề rằng một phần nào đó của giấc mơ phải gắn với một sự kiện vừa xảy ra. Thậm chí ông còn đi tới chỗ tuyên bố rằng sự kiện ấy chỉ mới xảy ra trong 24 giờ trước khi có giấc mơ. Tất nhiên, khi sự kiện mới xảy ra quá tầm thường đến mức không thể nhớ lại được bằng một cách nào khác, mà chỉ có liên tưởng tự do mới làm cho nó hiện lên và chỉ có những liên tưởng xa hơn mới có thể cho thấy những quan hệ của nó với những ý tưởng quan trọng hơn nhưng bị dồn nén sâu sắc, mới đây hoặc rất cũ, và mang đầy cảm xúc.
Vậy thì, công việc mộng mà chúng ta đã có dịp nhắc tới và Freud đã mô tả với một độ chính xác nhất định là nằm ở những chỗ nào? Chúng ta đã liệt kê những cơ chế chính:
1. Cô đặc.
2. Di chuyển.
3. Kịch hóa.
4. Tượng trưng hóa.
5. Chế biến lần thứ hai.
Bây giờ ta hãy lần lượt xem xét từng cơ chế nói trên.
Đọc tiếp: Khoa Học Về Giấc Mơ – Freud Đã Thực Sự Nói Gì (Phần 2)
(Trích chương 3: Khoa học về giấc mơ – Freud đã thực sự nói gì, David Stafford – Clark
Người dịch: Văn Luyện và Huyền Giang, NXB Thế giới, 1998
Dịch từ tiếng Pháp “Ce que Freud a vraiment dit”, nhà xuất bản Stock, 1967)
Tin bài cùng mục
Bạn đang đọc các thông tin trong chủ đề Giải Mộng Sigmund Freud Pdf trên website Duandautueb5.com. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích đối với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!