Top 9 # Xem Nhiều Nhất Anonymous Tốt Hay Xấu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Duandautueb5.com

Hacker Anonymous Khét Tiếng Nhất Thế Giới

Trong thời đại công nghệ số, việc sử dụng Internet, sử dụng máy tính trở thành một công việc thường ngày của hàng tỷ người dân trên thế giới. Mạng Internet, máy tính mang lại cho con người rất nhiều tiện ích về chia sẻ, kết nối và tìm hiểu thông tin nhưng cũng mang lại không ít phiền toái cho người sử dụng và cơ quan quản lý, đặc biệt là vấn đề máy tính bị lây nhiễm virus hay bị tin tặc tấn công.

Thông thường nhất là những vụ tấn công máy tính, hệ thống mạng để đánh cắp thông tin thẻ tín dụng, thông tin cá nhân, tống tiền nạn nhân. Nguy hiểm hơn là những vụ phát tán virus với tốc độ chóng mặt mà phải mất rất nhiều thời gian người ta mới tìm được cách ngăn chặn.Nguy hiểm hơn nữa là những vụ đánh sập máy tính, hệ thống mạng, thay đổi giao diện trang web. Đa phần những vụ tấn công này đều vì mục đích kinh tế và rất dễ tìm ra thủ phạm.

Nhưng những vụ tấn công của Anonymous hoàn toàn ngược lại. Mục đích của chúng là vấn đề chính trị, băng nhóm này hoạt động không theo quy luật, không có cơ cấu tổ chức rõ ràng nên cho đến bây giờ nó vẫn là một ẩn số lớn với cơ quan chức năng các nước và toàn thế giới.

Anonymous không phải là một tổ chức tội phạm

Biểu tượng của Anonymous.

Anonymous được thành lập từ năm 2003 trên một diễn đàn đăng ảnh mang tên Imageboard 4 chân. Nhưng Anonymous không phải là một tổ chức tội phạm mạng, mọi hacker trên thế giới đều có thể tự xưng là thành viên của nhóm này và hoạt động độc lập với nhau.

Anonymous chỉ là nhóm hacker có những hoạt động mang tính chất chính trị, hay còn gọi bằng thuật ngữ ” hacktivists“. Anonymous không có tên trùm và trụ sở hoạt động có thể ở bất cứ đâu chúng muốn. Nhóm hacker này hoạt động trên nguyên tắc số đông, tức là chúng chỉ tổ chức tấn công vào một địa chỉ nào đó khi có phần lớn thành viên tán thành.

Ban đầu, Anonymous chỉ đăng những bức hình châm biếm để phản đối và kêu gọi trả đũa lại những chiến dịch do thám thông tin của một số nước phương Tây và Mỹ nhưng dần dần Anonymous chuyển sang tấn công vào trang web của các cơ quan chính phủ như Mỹ, Israel, Tunisia, Uganda; các trang về lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến, các cơ quan bảo vệ tác quyền, trang web của Nhà thờ Khoa luận học (Church of Scientology), Hiệp hội Phim ảnh, Hiệp hội Công nghiệp thu âm của Mỹ và một số công ty, tổ chức tài chính như PayPal, MasterCard, Visa và tập đoàn Sony. Biểu tượng duy nhất gắn liền với nhóm hacker này là hình ảnh một người đàn ông đeo chiếc mặt nạ Guy Fawkes trong bộ truyện tranh “V for Vendetta”.

Anonymous đã từng tấn công vào các trang web của CIA, FBI, NATO, Liên Hiệp quốc, Malaysia, Singapore, tập đoàn Sony và mới đây nhất là Úc…

Kẻ gây ra những vụ tấn công mạng “có một không hai”

Những tên tội phạm giấu mặt

Dựa vào những thông điệp mà nhóm Anonymous để lại sau khi thực hiện các cuộc tấn công và những dòng thừa nhận trách nhiệm trên blog hay Twitter, tất cả các cuộc tấn công của nhóm đều nhằm mục đích “đấu tranh vì tự do ngôn luận”, thể hiện sự bất đồng chính kiến, thể hiện sự phản đối trước một chính sách nào đó hoặc đơn giản chỉ là để dằn mặt bất cứ ai có ý định vạch mặt hoặc buộc tội thành viên của nhóm hay những người nhóm tôn sùng. Tấn công mạng được nhóm hacker sử dụng như một thứ vũ khí hiệu quả để đạt được mục đích.

Theo chúng tôi

Giảm Phát: Tốt Hay Xấu

Giảm phát: tốt hay xấu

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Bài 35:

Giảm phát: tốt hay xấu

Đến tháng 8/2003, chỉ số CPI của Việt Nam đã giảm liên tục trong 4 tháng. Mọi người đều nói “giảm phát”. Thực ra khái niệm giảm phát đã xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam từ năm 2000. Về trực giác, người tiêu dùng thích giảm phát nhưng người sản xuất lại chẳng ưa gì. Thực chất thì giảm phát là tốt hay xấu ?

Giảm phát tốt xảy ra khi môi trường kinh doanh cởi mở hơn, các mức giá bị các nhà độc quyền đẩy lên cao nay phải giảm dưới áp lực cạnh tranh. Một tình huống tốt khác là trong thị trường tự do, những người sản xuất với năng suất cao hơn sẽ vươn lên, giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống, giá hàng giảm làm người tiêu dùng mua nhiều hơn, và kết quả là giá thành mỗi đơn vị sản phẩm càng giảm.

Giảm phát không tốt xảy ra khi giá giảm nhưng số hàng bán không tăng. Các công ty phải giảm quy mô sản xuất và thải bớt nhân công. Trước nguy cơ mất việc, mọi người sẽ tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn. Kết quả là giảm phát trở nên trầm trọng.

Dạng giảm phát tồi tệ hơn khi các doanh nghiệp kém hiệu quả được trợ giá để tiếp tục hoạt động. Để cạnh tranh với các doanh nghiệp này, các công ty khỏe mạnh phải hạ giá bán và chẳng mấy chốc cũng trở nên ốm yếu.

Giảm phát là tồi tệ nhất khi quá nhiều vốn và vốn vay ào ạt đổ vào một cách lạc quan, làm cho cung vượt xa cầu. Hàng không bán được nhưng nợ vẫn phải trả, cả các công ty tốt cũng có nguy cơ phá sản.

Việt Nam ở đâu trong những tình huống tốt và xấu nêu trên? Chỉ số CPI của ta dựa nhiều vào giá lương thực và nông sản. Những năm gần đây, giá nông sản trên thế giới giảm do dư cung, ví dụ như gạo, cà phê, tiêu v.v… Nông dân ở Indonesia, Braxin và Việt Nam chẳng thể làm gì ngoài việc chờ xem ai sẽ phải chặt bỏ cà phê trước. Họ không trách nhau, nhưng chê các chính phủ đã chẳng giúp họ những thông tin và dự báo chính xác

English:

Deflation: good or bad

Until August 2003, the CPI of Vietnam has been decreased for four consecutive months. Everyone says “deflation”. In fact, the concept of deflation appeared in Vietnam for the first time in 2000. Intuitionally, consumers love deflation but producers hate it. Overall, is it good or bad?

Good deflation happens when the business environment becomes more open, high prices set by monopolists are reduced under competition. Another good scenario occurs due to free market. In that environment, producers with better productivity will thrive, cost of production becomes lower, price is down, consumers purchase more, and in turn, the unit cost of production goes further down.

Bad deflation happens when prices are down but unit sales are not up. Firms have to reduce the production scale and lay off workers. Facing higher job uncertainty, consumers will save more and spend less. Then deflation can become severer.

The worse deflation may occur when inefficient firms are subsidized to stay in business. In order to compete with these firms, healthy ones will have to lower their prices and will soon get sick, too.

The worst deflation occurs when too much loans and capital optimistically rush in, causing supply move far ahead of demand. Products cannot be sold but loans are still due and bankruptcy may occur, even to the good firms.

So where is Vietnam deflation among the above good and bad scenarios? Our CPI is based heavily on foods and agriculture products. In recent years, the world prices of agriculture products were down because of excess supply, such as the supply of rice, coffee, pepper, etc. Farmers in Indonesia, Brazil, and Vietnam could do nothing but wait for each other to chop down coffee trees. Instead of denouncing each other, they criticize government for failing to support them with proper information and forecasting.

(Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới)

Chơi Game Tốt Hay Xấu

Những tác hại dễ thấy của việc chơi game

Chơi game gây ra nhiều tác hại tiêu cực

Chơi game gây lãng phí thời gian

Thời gian sử dụng cho việc chơi game có thể được sử dụng cho rất nhiều hoạt động khác và nếu đốt thời gian trong những trận game thì đây quả là một hình thức gây lãng phí nếu như quá lạm dụng.

Chơi game ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là thị lực

Màn hình máy tính, điện thoại phục vụ cho việc chơi game dường như rất nguy hại và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe đôi mắt, ngoài ra là các bộ phận khác như cột sống, vai, bụng,… và toàn bộ cơ thể bởi sự ì ạch khi ngồi chơi game nhiều giờ liền.

Chơi game có thể gây tốn kém tiền bạc

Không chỉ có những trò game miễn phí, những trò game đòi hỏi mua thẻ game và các hình thức chi trả khác cũng khá phổ biến hiện nay. Và chúng gây tốn kém tiền bạc là điều dễ thấy.

Chơi game có thể phát sinh các hành động tiêu cực, sống xa rời thực tế

Sống ảo trong thế giới của game là hình thức mà nhiều bạn trẻ hiện nay đang sa vào và chúng thực sự nguy hại. Các trận game liên miên khiến não bộ trở nên chậm tư duy, ì ạch thậm chí là không nhận thức được đúng sai, trái phải,….

Lứa tuổi trẻ em nếu ham chơi game có thể gây sa sút học tập

Trẻ em trong lứa tuổi học sinh nếu sa vào những trận game không có thời gian cụ thể, lỡ đãng trong học tập, thậm chí là bỏ học đi chơi game là hành động cực kỳ nguy hại, cần được can thiệp kịp thời để tránh những hậu quả tiêu cực về sau.

Tuy nhiên, chơi game cũng mang lại nhiều lợi ích cần được ghi nhận

Chơi game giúp thư giãn đầu óc, mang tính giải tỏa căng thẳng

Không phủ nhận trong những thời gian bạn đang phải căng thẳng trong học tập hoặc mớ công việc áp lực mà có 1 trận game thoải mái sẽ vô cùng hữu ích để đầu óc trở lại cân bằng, hứng khởi cho việc tìm ra cách xử lý vấn đề hiệu quả hơn.

Chơi game đúng cách còn giúp tránh xa nhiều tệ nạn xã hội nguy hại khác

Việc ở nhà chơi game thay vì tham gia vào các hoạt động giải trí phức tạp bên ngoài cũng phần nào giúp con người tránh ra được những cám dỗ ngoài kia, bố mẹ an tâm hơn cho đứa con của mình khi chúng vẫn yên ổn ở trong phòng.

Chơi game còn là hình thức kiếm tiền hiệu quả của nhiều game thủ

Nhiều game thủ đã kiếm ra rất nhiều tiền chỉ bằng việc chơi game và đây là điều mà ai cũng thấy được. Tuy nhiên, chúng chỉ dành cho những game thủ thực thụ, có kỹ thuật và niềm đam mê biết khai thác hiệu quả khi chơi game.

Với những phân tích cụ thể và khách quan như trên thì việc khẳng định chơi game tốt hay xấu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, đặc biệt là do ý chí chủ quan của người chơi. Vì thế, đối với mỗi người đặc biệt là các bậc phụ huynh nên có cái nhìn và đánh giá đúng đắn để có thể can thiệp phù hợp, kịp thời nếu con của bạn có những biểu hiện của việc chơi game, không nên ngăn cấm tuyệt đối vì chúng sẽ có những phản ứng ngược nguy hại.

Chúc các bậc phụ huynh, quý bạn đọc có được chọn lựa chơi game giải trí phù hợp và hiệu quả nhất cho mình.

TỔNG KHO NỘI THẤT LƯƠNG SƠN

Địa chỉ: Ngõ 1 – Phạm Văn Bạch – Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội

Showroom 58c Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội

Hotline: 0976195922

Fanpage: facebook.com/noithatluongson

Website: https://noithatluongson.vn

Đường Ngọt: Tốt Hay Xấu Công Hay Tội?

Đường ngọt: tốt hay xấu, công hay tội?

Đường bột là một trong bốn thành phần cơ bản của khẩu phần ăn. Ngoài là thức ăn, đường ngọt còn là một phụ gia thực phẩm, một gia vị tạo ngọt vô cùng quan trọng khi chế biến thức ăn đồ uống.

Hiện nay, người tiêu dùng đang quá lo lắng vì vô số thông tin rằng đồ ăn có đường ngọt là “thủ phạm” gây thừa cân, béo phì, đái tháo đường và khá nhiều bệnh lý khác; với khuyến cáo nên loại bỏ đường ra khỏi phần ăn.

Dưới phân tích dinh dưỡng khoa học, việc “kết tội” này đúng hay không ?

Các loại carbohydrate (đường bột)

Carbohydrate, carbs, glucide, gọi chung đường bột, là nhóm chất hữu cơ trong công thức hóa học có ba nguyên tố carbon, hydro và oxy (C,H,O).

Theo cấu trúc hóa học, carbohydrate được chia làm 3 loại là đơn đường (monosaccharide) chỉ có một phân tử đường duy nhất, nhị đường (disaccharide) gồm hai phân tử đường liên kết nhau bằng cầu nối glucoside, và đa đường (polysaccharide) là một trùng phân polymere gồm nhiều phân tử đường nối kết nhau như một chuỗi dây xích rất dài và mỗi mắt xích là một phân tử đường.

Về phương diện ẩm thực, dinh dưỡng thì chỉ chia 2 nhóm là đường ngọt (sugary carbohydrate) vì có vị ngọt, và đường bột (starchy carbohydrate) vì là dẫn xuất từ chất tinh bột mà ra.

Các loại đường ngọt

Trong đường ngọt, có 3 đơn đường quan trọng là glucose và hai đồng phân là fructose và galactose và 3 nhị đường quan trọng là saccharose là kết hợp glucose-fructose, có nhiều trong mía, maltose là kết hợp glucose-glucose, có nước malt, mầm lúa, và lactose là kết hợp glucose-galactose, có trong sữa động vật.

Đường ngọt con người sử dụng nhiều nhất trong thức ăn, nước uống là saccharose (sucrose, table sugar), từ nguồn thực vật, mật mía, củ cải đường.v.v.., chủ yếu là từ cây mía. Từ nước ép cây mía, sẽ sản xuất ra những loại đường ăn khác nhau: (1) Đường nâu: mật mía hoặc nước chiết củ cải đường có được nhờ ép lọc lấy nước mật loại bỏ bã, nấu chín và cô đặc; (2) Đường trắng:đường nâu tiếp tục được thanh lọc, tẩy trắng, và loại bỏ tạp chất; (3) Đường tinh luyện: đường trắng được tinh luyện tiếp cho ra những hạt đường kết tinh trong suốt, hạt to, hạt nhỏ, đóng viên, cục khác nhau…

Nhu cầu carbohydrate hằng ngày

Một khẩu phần ăn hợp lý ngoài phải có đủ 4 thành phần trong ô vuông thức ăn với số lượng cân đối: 10% chất đạm (1-2 gam/ 1 kg thể trọng), 30% chất béo (4-6 gam/ 1 kg), 60% chất bột đường (9-12 gam/ 1 kg), và số vi lượng muối khoáng, vitamin đầy đủ.

* Tinh bột

Chất tinh bột, đường bột (starchy carbohydrate) chính người Việt hay dùng là là cơm. Bột đường cung cấp 60% năng lượng. Nhu cầu hằng ngày của chất bột đường từ 9-12 gam/ 1 kg thể trọng, và một người lớn năng trung bình 50-60 kg cần khoảng 300 g mỗi ngày.

Các bà nội trợ ước lượng 300 gam tương đương 1 lon gạo, nấu ra được 3 chén cơm. Do đó, trung bình mỗi bữa chúng ta cần ăn 1 chén cơm. Các loại gạo nếp, cao lương, bo bo…có hàm lượng tinh bột gần như nhau, nên cần ăn với lượng tương tự.

* Đường ngọt

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, con người nên giới hạn lượng đường ngọt dưới 10% tổng lượng calo tiêu thụ. Với người lớn, trưởng thành trung bình cần 2.000 calo mỗi ngày, thì lượng đường ngọt tiêu thụ nên dưới 200 calo, tương đương khoảng 50 gam hoặc 12 thìa cà phê.

Tốt hay xấu, công hay tội

Đường bột trong bánh mì, cơm, cháo, gạo, miến…khi vào đường tiêu hóa sẽ được các enzyme amylase của nước bọt và tụy tạng thủy phân dần thành các phân tử glucose và được hấp thụ nhanh vào máu. để phóng to ảnh

Đến 80 phần trăm glucose trong thức ăn được “đốt cháy” sinh ra năng lượng, và 20 phần trăm còn lại được gan chuyển hóa, dự trữ dưới dạng chất glycogen ở cơ và gan.

Một lượng nhỏ acetyl CoA được sử dụng để tổng hợp nên VLDL (very low density lipoproteins) trong quá trình tân sinh chất béo (de novo lipogenesis). Ăn quá nhiều bột cũng có thể béo phì vì lý do này.

Trong khi glucose được chuyển hóa hoàn toàn ra khí cacbonic, nước và năng lượng dạng ATP, thì tất cả fructose ăn vào đều trực tiếp tới và chuyển hóa ở gan và gây độc cho tạng tiêu hóa quan trọng này. Vì thế, nhiều nhà dinh dưỡng cho rằng fructose là chất độc cho gan (hepatotoxin).

Tại gan fructose sẽ được chuyển hóa và tạo ra một dây chuyền bất lợi sau: (1) Fructose nhanh chóng chuyển thành fructose-1-phosphate (F1P), làm kiệt hết phosphates của tế bào gan; (2) Quá trình này cũng sản sinh ra chất thải dưới dạng axit uric. Axit uric sẽ khóa một enzyme tạo chất nitric oxide, chất điều hòa huyết áp tự nhiên trong cơ thể, khiến huyết áp tăng lên. Axit uric tăng cũng gây ra bệnh gút, (3) Hầu hết các F1P sẽ được chuyển thành pyruvate rồi thành citrate, kích động hệ thống tân sinh chất béo (de novo lipogenesis) với các sản phẩm là axit béo tự do (FFAs), lipoprotein tỷ trọng cực thấp (VLDLs), và triglycerides (TGs) với kết cục là tăng mỡ máu, (4) Fructose kích thích g-3-p (activated glycerol), xúc tác việc gắn các FFAs vào TGs trong tế bào mỡ, (5) Các FFAs từ gan sẽ đi vào các bắp cơ gây kháng insulin ở cơ vân (skeletal muscle insulin resistance), (6) Số FFAs ở lại gan tạo thành các giọt mỡ trong gan, gây kháng insulin ở gan và bệnh mỡ gan không do rượu (nonalcoholic fatty liver disease, NAFLD), (7) Kháng insulin gây stress lên tuyến tụy và đưa đến bệnh đái tháo đường.

* Những “án oan” cho đường ngọt

Ngoài những hệ lụy khi ăn quá nhiều đường bột, như thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường thể 2, những “tội danh” được gán cho đường khá dài: (1) Làm trẻ em tăng động; (2) Gây chứng nghiện đường; (3) Gây bệnh tim mạch; (4) Gây bệnh tê phù “beri beri”; (5) Cận thị; (6) Suy dinh dưỡng; (7) Tê liệt thần kinh; (8) Khô âm đạo; (9) Rối loạn hệ thống hormone tích cực của cơ thể như dopamine, serotonin, endorphin; và (10) Phát triển ung thư.

Đôi điều bàn luận

Đường ngọt (sugar, table sugar) chúng ta dùng hằng ngày là sacharose (sucrose), một nhị đường có hai phân thử glucose-fructose. Khác với glucose, chuyển hóa thành CO2, nước và năng lượng ATP, fructose lại chuyển hóa ra các chất độc, gây hại cơ thể như: tăng mỡ máu, tích mỡ trong gan (NAFLD, NASH), kháng insulin gây stress lên tuyến tụy đưa đến bệnh đái tháo đường và những hệ lụy kèm theo.

Về việc đường ngọt làm trẻ em tăng động, TS Jennifer Haythe, Bệnh viện Columbia Presbyterian, New York, cho rằng “Đây là nhầm lẫn buồn cười nhất về đường”, và TS. Mark Wolraich, Trưởng Khoa nhi, Trung tâm Y tế ĐH Oklahom cho biết “Các nghiên cứu khoa học trong nhiều năm qua xác định không có mối liên kết trực tiếp nào giữa ăn đường và tăng động” và kết luận “đường không ảnh hưởng đến hành vi của trẻ em”.

Về chứng nghiện đường (sugarholic), TS Haythe cho biết, “Không có bằng chứng nào cho thấy đường là “ma túy cửa ngõ” (gateway drug) và gây nghiện”. Các nghiên cứu của Pháp được công bố vào năm 2013 liên kết sự thèm muốn đồ ngọt với “trung khu tưởng thưởng (reward center)” não bộ gây ra bởi thuốc gây nghiện được thực hiện trên vật gặm nhấm, chưa thực nghiệm trên cơ thể con người.

Trong một khảo sát của Viện Dinh dưỡng quốc gia trên hơn 5 ngàn học sinh 7-17 tuổi tại 75 trường học ở Hà Nội, thành phố HCM, Thái Nguyên, Nghệ An và Sóc Trăng về tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần, tần suất và thói quen tiêu thụ thực phẩm, cho thấy học sinh nông thôn dùng nhiều nước ngọt hơn học sinh thành phố, nhưng tỉ lệ thừa cân, béo phì lại thấp hơn.

Thay lời kết

Khoa học dinh dưỡng chỉ rõ, món ăn cần phải đủ bốn nhóm chất trong ô vuông thức ăn: đường bột, béo, đạm, khoáng và vitamin. Và carbohydrates (đường bột, đường ngọt) là nhóm thực phẩm tạo năng lượng cần thiết cho cơ thể. Mọi tế bào, cơ quan, bộ máy trong cơ thể muốn hoạt động phải được cung cấp calo năng lượng, nghĩa là con người không thể thiếu chất đường.

Tóm lại, cũng như mọi loại thức ăn khác, đường ngọt tốt hay xấu, gây bệnh hay không là do cách và số lượng con người sử dụng: Ăn thiếu, không đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động; Ăn thừa, đặc biệt thừa đường ngọt, chắc chắn sẽ thừa cân, béo phì và nhận được nhiều hệ lụy kèm theo.

(Nguồn: dantri.com.vn)