Cập nhật nội dung chi tiết về Minhlien – Blog Nghệ Thuật, Giải Trí &Amp; Tri Thức Tổng Hợp.since 2008 mới nhất trên website Duandautueb5.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Hai bên đã bắn vào nhau và nhiều người cùng mầu da – chủng tộc… đã chết.Những người còn sống sau hàng chục năm vẫn mang nặng trong lòng những vết thương đau khó nguôi.. Chỉ thời gian mới có thể làm dịu dần, lắng lại, thấy thêm… Và sự sống vẫn tiếp nối không ngừng như dòng sông chảy mãi – lời kết của truyện”
Tôn trọng tính thực tế xưa, nhiều khái niệm – cách nói cũ vẫn được dùng trong truyện.
Lán của tiểu đội nằm dưới những vòm cây rậm rạp để tránh máy bay địch phát hiện. Con đường mòn dẫn ra suối – mùa khô chỉ còn một lạch nước nhỏ. Lán được dựng bằng tre nứa, cây rừng, mái lợp lá Trung quân đã ngả màu. Vách và sàn lán ken đầy những thanh tre. Chăn màn, gối cá nhân được gấp vuông vắn cạnh chiếc ba lô trên sàn ngủ. Giá súng với những khẩu AK, AR15 ( lấy được của địch ), B40, B41… dựng ngay ngắn ở đầu hồi lán. Vài giỏ phong lan rừng treo lủng lẳng ở cột lán. Trên vách lán cón có một vài bức ảnh màu và đen trằng của các nữ nghệ sĩ cắt từ các báo Liên Xô hoặc lịch, báo Việt Nam mà ai đó mang theo ba lô vào chiến trường. Đã gần trưa, có tiếng chim rừng, ve rừng lảnh lót. Nắng khô ong ong, bầu trời cao. và xanh. Rừng đại ngàn dù bị chiến tranh tàn phá nham nhở vẫn còn mênh mông như người mẹ che chớ cho đàn con chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ chuẩn bị cho chiến dịch xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Lúc này ở tại lán chỉ còn có 2 người, 7 người đã đi làm nhiệm vụ và đến tối họ mới về. Trên sàn lán sát đầu hồi có giá súng. Lịch – một chiến sĩ trẻ mới 20 tuổi – vào chiến trường đã hơn một năm nay, đang bị sốt rét. Anh đắp tấm chăn mỏng và rên nhẹ. Những cơn sốt chưa đến mức độ nặng phải đi bệnh viện như thế này vẫn thường xảy ra như cơm bữa với hầu hết các chiến sĩ ở chiến truờng B2, cũng như nhiếu chiến trường rừng núi khác. Người bị sốt ngây ngây, lạnh trong, nóng ngoài và chỉ có cách là uống thuốc hạ sốt, đi nằm, ăn cháo và khi sốt lui chịu khó tập luyện, bồi dưỡng thêm lại khỏe như thường nhưng lâu lâu sốt vẫn trở lại vài ba ngày. Quen rồi nên các chiến sĩ cứ coi như chuyện thường. Chỉ trừ có những giai đoạn quá ác liệt, gian khổ thiếu ăn thiếu thuốc, có người sốt nặng thành ác tính không cấp cứu kịp và hi sinh. Tuy vậy mỗt khi có người sốt, tiểu đội vẫn cắt cử người ở nhà trông nom chăm sóc. Hôm nay, thấy Lịch bị sốt ba ngày vẫn chưa đỡ, Ban – tiểu đội trưởng ở nhà chăm sóc Lịch và trực lán. Lúc này Ban – gần 40 tuổi người tầm thước mạnh khỏe đang lúi húi nấu cháo cho Lịch ở ngoài bếp Hoàng Cầm phía sau lán. Anh chăm chú dúng đũa cả khuấy cháo. Thấy cháo đã chín, anh mở hộp ruốc thịt và dùng thìa xúc ruốc cho vào cháo rồi đảo đều. Anh dúng thìa múc một ít cháo và thổi cho đỡ nóng rồi nếm thử. Thấy có vẻ nhạt, anh mở hộp muối và dốc một ít vào lòng bàn tay sạch rồi cho nêm muối vào cháo. Anh nếm lại cháo lần nữa, thấy ổn, anh gật gù… Bát cháo nóng đã được Ban đưa vào lán. Còn cầm bát cháo trên tay, anh ngồi trên sàn lán và gọi to: – Lịch ơi! Dậy ăn cháo! Lịch nghe Ban gọi nhưng vì người còn quá mệt nên chỉ mở mắt nhìn ra ý đã hiểu. Ban giục: – Dậy ăn đi! Ăn cho nó ra mồ hôi ra nhẹ người nhanh lắm. Cái kiểu sốt này, càng nằm nó càng quật, phải cố mà dậy, ăn, vận động, tập tành, uống thuốc mới khỏe nhanh được. Lịch dáng cao, nét mặt gầy và xanh gượng gỡ chăn ngồi dậy. Ban ngồi dịch vào gần đó và đưa chiếc bát sắt đựng cháo cho Lịch. Lịch đón bát cháo và cố gắng múc từng thìa ăn, trán rịn rịn mồ hôi do cháo nóng tác động. Ban động viên: – Tớ mà chăm cậu, thì chỉ một tuần là cậu khỏe. Cái kiểu sốt này không đáng ngại nếu biết cách tự chăm sóc,điều trị, tập tành. Cón nếu chủ quan để nó cứ nặng dần là nguy to. Lịch đã đỡ mệt hơn sau mấy thìa cháo, đáp lời Ban: – Vào chiến trường được hơn nửa năm em mới bị sốt rét cũng là do khéo giữ gìn, uống thuốc phòng, ăn, tập thể dục đều. Thỉnh thoảng sốt lại tuy nhẹ thôi nhưng khó chịu ghê. Chỉ lo nó nặng lên, phải đi viện hoặc ra Bắc thì buồn. – Thế mới phải gắng ăn đi, ngấy cổ cũng phải ăn, rồi hơi nhúc nhắc dậy được là phải đi, phải vận động chân tay, thuốc men đều để cơ thể sẽ mạnh lên và đề kháng tốt hơn, đừng nghĩ vẩn vơ cho thêm mệt người. Lịch đã ăn gần hết bát cháo, nhỏ nhẹ: – Cảm thấy đỡ rồi A trưởng ạ! – Đưa bát đây tớ lấy nữa cho! – Bác lấy cho em nửa bát thôi, kẻo không ăn hết nó phí. – Không được, kinh nghiệm của tớ là cứ phải ba bát, ra mồ hôi đầm đìa mới được – Ban nói dứt khoát và đỡ lấy bát từ Lịch. Rồi nhanh nhẹn đi ra bếp múc bát cháo khác. Lịch lúc này lấy khăn lau mồ hôi, cảm thấy người nhẹ nhõm hơn.
***
6 chiến sĩ của tiểu đội mà Ban phụ trách chia làm 2 tốp đang lúi húi đi trên đường mòn. Bước chân của họ sải gấp gáp. Ba lô nặng vai. Theo nhiệm vụ, họ tải gạo và một số quân tư trang, đạn, lựu đạn…cho công việc chuẩn bị chiến dịch. Chỉ thấy những bước chân nhấp nhô với khẩu súng AK được cầm nòng gác trên vai. Rồi họ bước lên một dốc của rừng miền Đông không cao nhưng khá dài. Lưng áo với ba lô nhấp nhô khó nhọc bước lên dốc. Đến đỉnh dốc chiến sĩ đi đầu tiên tên Sơn – ngoài 20 tuổi quay lại và hồ hởi, giọng miền Trung nằng nặng: – A ha! Ta giải lao chút các đồng chí! Sơn gỡ ba lô ngồi xuống một thân cây đổ ven dốc. Khẩu AK được anh dựng cạnh chiếc ba lô nặng. Hai người khác cũng lần lượt làm như anh. Áo ba người đẫm mồ hôi. Sơn đứng dậy nhìn về phía chân dốc, 3 người còn lại đang ì ạch leo dốc. Sơn cười tinh nghịch và nói: – Ba thằng kia mới nếm mùi dốc dài, tớ đi lối nầy nhiều lần rồi nên không đến nỗi nào, đến đây còn vui ca được. Lối này có dốc nhưng đỡ được vài cây số đường vòng, lại tránh được khu vực hay có thám báo . Sơn ngồi xuống và lấy bi đông nước ra, mở nút bi đông và tu một ngụm lớn. Hai chiến sĩ cùng tổ Sơn vì quá mệt nên chẳng nói năng gì, chỉ thấy họ thở phì phò và phanh ngực cho mát. Những chiếc mũ tai bèo cũng được nhấc ra khỏi đầu và làm quạt. Một lúc sau, đỡ cơn mệt một người mới nói: – Ba tháng vượt Trường Sơn mới vào đến đây, tiểu đội có mười hai người, rơi rụng do sốt rét, bị thương giờ còn tám, A trưởng cũ được ra Bắc học, A trưởng mới, cụ Ban vừa về là chín. Con số chín có gì đặc biệt không nhỉ tổ trưởng? Sơn đủng đỉnh đáp: – Số chín là số may mắn, tớ nghe nói vậy còn muốn biết vì sao nên hỏi thằng Lịch, nó có chữ vì là học sinh giỏi văn nhập ngũ khi vừa tốt nghiệp cấp ba. – A trưởng cũ không ưa nó lắm đâu, ai đời lúc rỗi vẫn giở sách giáo khoa mang theo ra đọc. – Cả cậu nữa, ai đời cứ ghi ghi chép chép, tưởng là viết thư, hóa ra nhật kí chiến trường. – Thì cậu cũng chả kém, ai đời mang vào đây được mấy cuốn truyện và vẫn đọc kể cả ở trên võng ở rừng – Thôi! Cũng phải thông cảm cho, quản quân cả về mặt tư tưởng cũng là nhiệm vụ của bất kỳ A hay B, C … trưởng phó nào – Sơn giải thích. Ba người nhóm sau cũng đã lên tới đỉnh dốc. Sơn đứng dậy và trêu họ: – Thấy ông bà ông vải chưa các bố! Chả kém dốc Trường Sơn. Mau lại đây tớ chia thuốc lá cho! Còn bao Ruby quê em đây – Sơn móc bao thuốc nhãn hiệu Ruby Queen của Mỹ tầm được lúc nào và chìa ra mời mọc. Chữ Queen được lính ta thường đọc chệch là quê em. Rừng sâu khá yên tĩnh, Chỉ thỉnh thoảng có tiếng Tắc Kè kêu. Mặt trời đang xuống phía chân trời, nơi ì ầm tiếng máy bay hoặc phi pháo
***
Sau giờ họp tiểu đội nghe đồng chí tiểu đội trưởng phổ biến kế hoạch nhiệm vụ đặc biệt mà tiểu đội được giao, tất cả các chiến sĩ được nghỉ trừ một vài người được phân công đi nấu ăn. Ngoài giếng vài chiến sĩ trẻ đang tắm. Giếng ở gần con suối cạn. Họ giội nước ào ào. Sơn đang được một người khác dùng sỏi kì lưng cho. Ở bếp Hoàng Cầm, một người đang nấu cơm, ngươi nhặt rau rừng. Trong lán những người còn lại đang sắp xếp quân tư trang. Ban tiểu đội trưởng thì đang chăm chú dò sóng chiếc đài National nhỏ để bắt sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Tiếng người phát thanh viên nam dõng dạc vang lên: “Thời cơ mới đã đến, cả nước đang dồn sức, cho trận đánh cuối cùng. Trên khắp các chiến trường tiền phương, các lực lượng vũ trang ta đang giáng cho địch những đòn tơi tả. Hoan hô quân và dân Tây Nguyên đánh giỏi thắng lớn, hoan hô quân dân Trị – Thiên đang phối hợp tuyệt vời với mặt trận Tây Nguyên, hoan hô, quân dân Nam Bộ – miền Tây và miền Đông cũng đang mở rộng mặt trận về phía các đô thành. Tất cả quân dân cả nước đang hướng đến ngày toàn thắng ‘đánh cho ngụy nhào’ giải phóng hoàn toàn miên Nam, thống nhất Tổ Quốc…” Bài xã luận của Đài Tiếng nói Việt Nam thật hào sảng. Ban vặn to hết cỡ cho các chién sĩ cùng nghe. Sau đó anh tắt đài và nói: – Tiết kiệm pin, ta chỉ nghe thời sự thôi! Các cậu thấy chưa? Vì nhiệm vụ đặc biệt chúng ta con phải ém quân chờ lệnh. Chứ trên mạn Tây Nguyên và miền Trung, tất cả đang sôi sục. Một chiến sĩ trẻ ngồi cạnh Ban góp lời: – Nhất định ngày mai thôi, A trưởng ạ!Anh em mình sẽ vào cuộc! Người chiến sĩ khác cũng ngồi gần đó: – Là cái chắc, hai tuần nay đại đội ta đã chuẩn bị đủ đạn, gạo, quân nhu cho cả tháng trời hành quân chiến đấu là gì. Nói thực, vào chiến trường gần hai năm rồi, chỉ mới cọ xát sơ sơ với bọn thám báo biệt kích, đánh vài trận nhỏ xua bọn địch nống vào vùng giải phóng, tớ thấy ngứa ngáy lắm. Ban cười: – Tớ ở chiến trường gần mười năm rồi, tớ chẳng thấy sốt ruột gì cả. Hồi mậu thân sáu tám cũng sôi sùng sục như hồi này nhưng còn phải đánh dài dài. Tất nhiên lần này có khác, chắc sẽ là một đòn dứt điểm. – Chắc sẽ xả đạn cho đã đấy thủ trưởng nhỉ? Lo nhất là vào thành phố, chứ đánh địa hình rừng núi thì chúng em không ngại. – Không lo, cứ bám lấy mũi của tớ, hồi sáu tám tớ đã có kinh nghiệm đánh và di chuyển trong thành phố rồi. Nó có cái khó nhưng cũng có cái dễ – Ban giải thích, tần ngần một lúc rồi nói thêm: – Về chiến thuật, trung đoàn sẽ phổ biến kĩ và sẽ có diễn tập thử cho đại đội trên sa bàn, các cậu cứ theo hiệu lệnh của tớ mà tiến lùi. Ngại nhất là vào các nơi phố xá mới lạ, lính trẻ dễ bị phân tán đầu óc vào cái mới lạ. Tớ nhắc trước, dù chiếm được đồn địch rồi cũng chớ chủ quan đi ngó nghiêng, lục lọi vì tò mò. Lắm oái oăm lắm đấy, lớ xớ là mắc ngay đấy. Tớ nhớ hồi sáu tám, chỉ vì cái ảnh khỏa thân nó treo phơi mình trước khi rút, tớ định lột xuống, may mà đại đội trưởng đi sau nhắc, thì ra nó nối vào quả lựu đạn gài gần đó. Thật hú hồn! Người chiến sĩ trẻ tò mò: – Nó khỏa…khỏa thế nào mà anh ngứa tiết? – Thì nó treo lủng lẳng ngay lối vào nhà ăn, chưa chạm đầu mà cái của kia cứ nổn nổn,…khà khà… Ban cười – sau đó chỉ có cách hô tất cả mọi người tránh thật xa rồi đại đội trưởng rút Ka năm chín tỉa rụng, vô hiệu hóa nó. Hai chiến sĩ trẻ trạc tuổi Lịch cười khoái chí. Họ mới chỉ dự ít trận nhỏ trong rừng. phía trước họ, trận mạc quy mô và phức tạp vẫn còn chưa diễn ra. Một người cười xong thì nói: – Phải em, em cho nó tràng A ka! – Không được! tớ đã nói là phải làm theo mệnh lệnh khi đang chiến đấu. Ít nhất là khỏi phí đạn, hơn nữa là người lính quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng ta không nên xả đạn bừa vào những vật vô tri dù nó xấu. Đạn chỉ để trừng phạt kẻ địch đang đánh lại ta, không cho chúng tiêu diệt được ta. – A trưởng lính cựu mà nói thì chỉ có đúng – người lính trẻ còn lại góp lời – à mà sao ở chiến trường lâu, anh chậm lên vậy. – Có cái gì đâu! Lên lúc nào thì lên, cái chính là hoàn thành tốt nhiệm vụ, được anh em quý mến! Trông thấy nhau quý là được. Hết chiến tranh về đời thương còn nhớ nhau là nhất. – Anh mới về thay A trưởng cũ được vài tháng mà chúng em thấy tiểu đội ta khí thế khác hẳn. Lại vui vì anh luôn kể chuyện đời, chuyện nhà, chuyện chiến trường hồi trước. Nhớ nhất là chuyện anh kể đêm tân hôn, hồi hộp quá, pháo anh toàn bắn trượt – người chiến sỹ trẻ măng cười khe khe và nói tiếp – ông Thầm A trưởng cũ thì lúc nào cũng khó đăm đăm, quy lát đến máy móc. Ai đời có đêm vẫn giở bài báo động để thử xem anh em có còn sẵn sàng chiến đấu không! Sáng thứ hai thì xếp hàng điểm danh và nhắc nhở cứ như lúc còn tân binh. Chúng em có vui tếu một tý thì lườm nguýt. Còn đọc tiểu thuyết, ghi nhật ký, làm thơ thì ông ấy chẳng cấm được nhưng cũng không khoái, thái độ chẳng vui… – Chuyện cũ cho qua đi – người lình trẻ khác chen vào – có thế ông ấy mới được trên khen và cất nhắc cho ra Bắc đi học. Ban nhỏ giọng: – Chẳng phải vậy đâu! Tớ biết cậu Thầm được trên lấy đi học là lý do khác. Trước khi vào chiến trường, đơn vị cậu ấy ngoài Bắc đã hứa chỉ cho vào ba năm rồi trở ra học tiếp, nếu tình hình cho phép. Vừa rồi cậu ấy được ra, cậu ấy cũng tiếc muốn ở lại nhưng không được vì côngvăn xin người đã duyệt, chẳng qua các cụ đã nói: mười người mười tính ấy mà. Tính cậu ấy thế chứ chẳng phải lí do gì. Tớ còn gặp nhiều thủ trưởng hắc xì hơn nhiều, nhưng tớ thông cảm hết là bởi trước cái sống chết mọi việc đều bé – có phải không hai cậu? khà…khà…- Ban cười vui vẻ, cái cười của người từng trải chiến trường và cuộc đời.
***
Toàn tiểu đội đang nghỉ trưa. Các chiến sĩ nằm trên sàn lán. Tiếng ve rừng chói tai thỉnh thoảng ré lên. Mùa khô trời nóng nhưng tán cây dày nhiệt độ không đến nỗi nào. Có vài tiêng ngáy của ai đó. Lịch trực gác cho anh em nghỉ. Anh mắc võng dù dưới đám cây rậm rạp và khẩu AK đặt trên võng. Anh vừa ngồi trên võng vừa nhìn cảnh giác về phía mấy ngả đường mòn quanh lán. Cảm thấy yên tâm, chẳng có động tĩnh gì đặc biệt như mọi khi vì vùng này còn xa địch, Anh rút bức thư từ túi áo ra thầm đọc lại. Đây là lá thư của Mận, cô bạn gái hồi học phổ thông dưới hai lớp và cùng xóm. Giữa Mận và Lịch đã có những tình cảm yêu đương. Sau khi Lịch tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, tình cảm ấy càng sâu đậm hơn. Những dòng thư của Mận vang lên thành từng lời nhỏ nhẹ và tha thiết như tình cảm của cô với Lịch: “…Hai bác bên nhà vẫn khỏe và vẫn đi làm đồng, cấy gặt, cầy bừa. Vậy nên em chẳng có cớ nào mà đến thăm hỏi hai bác như anh dặn đâu, ngại lắm!” – Lịch cười một mình khi đọc đến đây. Rồi đọc tiếp: “Bao giờ hết chiến tranh, anh về có lẽ em mới dám theo anh ra mắt các cụ. Anh ạ, em có giấy gọi vào Đại học rồi, vãn vãn việc và vào học ổn định em mới viết thư đều đều cho anh. Ngoài này cũng đang náo nức với chiến thắng ở trong đó lắm. Em rất tự hào vì có anh đang chiến đấu và nguyện chờ anh…” Lịch xúc động ngừng đọc, mắt anh rơm rớm rồi Lịch trấn tĩnh lại. Anh vụt nhớ tới ngày hai người đã khá là thân nhau khi đi học cấp 3 ở trường huyện. Lúc đó Lịch lớp 10 và Mận mới chỉ lớp 8. Lịch thường cho Mận đi nhờ xe đạp đến trường – Hình ảnh Lịch và Mận đội mũ rơm. Lịch đèo Mận trên chiếc xe Thống Nhất, hai người trò chuyện trên con đường có những cây phi lao chạy giữa cánh đồng. Ngày ấy giữa họ mới chỉ là những tình cảm trong sáng của học sinh. Sau vài năm tình cảm đó lớn dần. Đén lúc Lịch nhập ngũ, thỉnh thoảng anh được về thăm nhà và giữa anh với Mận nảy nở tình yêu, ngày Lịch đi B Mận nhận lời hẹn ước của Lịch. Hồi ức ngắn của Lịch ngừng lại khi gió thổi suýt bay lá thư ra khỏi bàn tay anh. Lịch lấy tiêp lá thư tấm ảnh Mận và nhìn ngắm cho đỡ nhớ. Tấm ảnh đen trắng cỡ 6×9 cho thấy khuôn mặt bầu bĩnh, tóc ngang vai trong sáng có phần thơ ngây của một thiếu nữ khoảng 16, 17 tuổi. Nhìn ảnh Mận, trong đầu Lịch có một liên tưởng. Anh lẩm nhẩm đọc một đoạn thơ của Ximônốp trong bài “Anh sẽ về” : “Em ơi đợi anh về Mưa rơi có dầm dề Ngày có dài lê thê Thì em ơi cứ đợi Tan giặc bước đường quê Anh của em lại về Trong chiếc cười ngạo nghễ” Gió rừng thổi mạnh . Lịch cẩn thận cất ảnh và thư vào túi áo ngực, rồi xách sung đứng dậy
***
Đơn vị – trung đoàn của Ban và Lịch mới nhận được lệnh đi chiến đấu. Họ là trung đoàn chủ công của sư đoàn. Họ đã quán triệt đầy đủ nhiệm vụ đặc biệt: đánh một căn cứ quan trọng của địch nhằm bóc phá vị trí phòng ngự – tử thủ ngoại vi của chúng, mở đường cho sư đoàn tràn lên giải phóng một vùng quan trọng cách Sài Gòn hơn một trăm cây số. Và từ đó sư đoàn sẽ tiếp tục phát triển tiến về giải phóng Sài Gòn. Sáng hôm nay trong không khí rạo rực xuất quân rời căn cứ, tất cả đã dậy sớm và chuẩn bị sẵn sàng. Quân tư trang gọn ghẽ trong ba lô. Lần lượt từng người nai nịt khá chắc chắn, giầy vải cao cổ mới được đưa ra dùng. Những khẩu sung AK xanh ánh thép vì được lau chùi kĩ. Những thứ nặng hơn hoặc dự trữ hành tiến đã được tập kết về ban hậu cần trung đoàn. Mỗi người chỉ còn ba lô, súng đạn đủ cơ số chiến đấu. Một dãy ba lô ở mép lán – tất cả có 9 chiếc – cũ mới đủ loại tùy theo tuổi quân. Trong khi chờ mệnh lệnh đến nơi tập kết, từng người một làm các việc khác nhau . Người thì thắt lại dây giầy, người thì chỉnh đốn trang phục. Có người soi gương chải đầu… Nét mặt ai cũng nghiêm trang trước sự kiện trọng đại mà họ đã mong chờ mấy tháng nay. Ban đi quan sát kiểm tra lại một lượt quân tư trang – anh ngắm nhìn dãy ba lô, nhìn các vật dung mang theo, nhìn căn lán mà họ sẽ rời xa. Thấy lọ thuốc chống vắt của Mỹ, ai đó còn bỏ quên trên vách lán, anh tiến lại rút ra xịt thử và bảo một chiến sỹ: – Cầm lấy, của quý đấy suýt quên! Thuốc chống vắt của thằng nào đây? – Của ai thì em cũng dùng, dự trữ thôi chứ mùa khô này chẳng lo vắt! Nhỡ còn đánh dài đến mùa mưa thì sao thủ trưởng nhỉ? Ban cười. Sơn hí hoáy lấy than củi ghi lên một mảnh gỗ lời chào căn lán nhỏ mà tiểu đội đã từng sống mấy năm – “Tạm biệt – rời căn cứ đi chiến dịch ngày 20 – 3 – 1975 nhớ mãi, tiểu đội 3, C2, E5, B2 Ban, Sơn, Lịch, Thanh, Mão, Hùng, Lữ, Luyến, Thạch”. Ghi xong nét chữ đậm rõ ràng nhưng có phần nguệch ngoạc, Sơn cười nhăn nhở như bản tính của anh rồi với vẻ hài lòng và trịnh trọng cài tấm gỗ vào vách lán, Lịch vừa chỉnh đốn xong quân tư trang, ngẩng lên nhìn thấy Sơn cài tấm gỗ kỉ niệm vào lán thì trêu: – Vẫn còn thiếu, phải ghi rõ: Người viết đề tặng lại mấy dòng này là ai chứ! Viết thêm đi: A phó Nguyễn Văn Sơn 20 tuổi quê bọ Quảng Bình chưa người yêu. Địa chỉ liên lạc: Sài Gòn sau ngày chiến thắng. Cánh lính trẻ cũng bỏ dở việc cười nói ồn ào góp vào: – Đúng thế! Tác phẩm phải có tác giả, đề nghị đồng chí Sơn kí vào! – Tấm gỗ quá đẹp, chỉ tiếc người viết viết vội, giá để nhà thơ Lịch viết cho thì tốt hơn. Nhưng Lịch phải ghi vào: Lịch Ninh buồn, tiếp đó là Ban lính già quê Bầm Bủ, Luyến rau má phá đường tàu dô tá, dô tà…, Hùng Hà Tây gọi tép bằng tôm, Lữ xích lô gầm cầu Long Biên Hà Nội, Mão Nghệ Tĩnh mình ơi thiếu gạo đói dài, Sơn quê bọ gọi ông nội là dòi, Thạch Thái lọ, Thành quê thành phố tháng năm rợp trời hoa đỏ, luôn hiên ngang đầu ngẩng cổ cò…- người chiến sĩ vừa nói câu này vừa diễn trò làm cho tất cả đều không nhịn được cười. – Không sao, quan trọng là có cái để lại kỉ niệm. Nhất là trong lúc gấp gáp thế này còn kịp – Lịch cười và nói Ban nãy giờ có ý chờ các đồng đội, biết sắp đến giờ, anh nhìn đồng hồ và nói to: – Nào! Toàn tiểu đội một hàng dọc! Đi đều bước! Tất cả đi theo tôi về địa điểm tập kết. Các chiến sĩ nhanh nhẹn xốc ba lô lên vai, xách súng bước vào hàng. Ban nhìn một lượt toàn tiểu đội. Anh hài lòng vì tất cả đều rất gọn gàng chính quy và phấn chấn. Sau đó bằng một động tác chém tay vào không khí quả quyết, anh dẫn đầu tiểu đội bước về phía trước. Tốp chiến sĩ nối nhau đi. Chẳng ai ngoái lại nhìn căn lán bởi họ biết không còn thời gian cho việc lưu luyến chốn thân thương. Trên những con đường mòn từ các hướng khác các tiểu đội khác cũng đang nối nhau đi về nơi tập kết của đại đội. Những chiếc ba lô và mũi súng nhấp nhô nhòa trong lá cây rừng.
TG: Đặng Minh Liên Kỳ sau đăng tiếp
Bình chọn
Chia sẻ:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Giải Mộng, Giải Mã Giấc Mơ Theo Thuật Đoán Mộng Trung Quốc
Giải mộng, giải mã giấc mơ theo thuật đoán mộng Trung Quốc
Trong các sách giải mộng truyền thống, những từ ngữ về đoán mộng theo phương pháp tượng trưng rất nhiều. Người đoán mộng cho rằng mộng có thể được ứng nghiệm, nằm mơ thể hiện được hung cát, họa phúc trong nhân thế vì mọi thứ mệnh đã định, trời an bài tất cả rồi. Dưới đây là một số ví dụ về theo thuật đoán mộng:
Mộng thấy người mặc áo mới: bệnh tật Mộng thấy người cởi quần áo: khẩu thiệt Mộng thấy người mặc áo xanh: quan chức Mộng thấy người mặc áo vàng: đại hỷ. Mộng thấy người mặc áo xanh lục: vợ có mang Mộng thấy người mặc áo trắng: chủ đại cát Mộng thấy người mặc áo đỏ: có chuyện kiện tụng Mộng thấy người mặc áo của nữ: đại hung Mộng thấy người đang mặc quần áo: đại cát Mộng thấy người y phục rách: lo vợ có bệnh Mộng thấy người đeo giải: chủ quan vị (có chức trưởng quan). Mộng thấy người mới mang khăn lửng che đầu: tử vong. Mộng thấy người khăn rách: hung, khăn mới: cát. Mộng thấy giầy dép: bách sự hoà hợp (mọi sự hoà hợp). Mộng thấy người mang thắt lưng: Hữu quan phủ (có việc quan). Mộng thấy bố (tiền, vải): chủ khẩu thiệt Mộng thấy chăn, khăn: hữu hỉ sự (có việc vui mừng)
Trong cuốn sách khảo cứu về tập tục dân gian Trung Quốc và dân tộc, cổ tục Đôn Hoàng, Cao Quốc Phiên có nhắc đến điềm mộng có dáng nét những trang phục cổ xưa là đều có căn cứ truyền thống. Ví như nằm mơ thấy người mặc áo xanh lục: vợ có mang.
Áo xanh lục tượng trưng cho người vợ, vì ở thời cổ, ngươi vợ thường mặc áo màu xanh lục. Trong kinh Thi cũng nhắc đến tà áo màu xanh lục, viết về một chàng góa vợ. Chàng nhìn thấy chiếc áo xanh lục của vợ mà dấy lên nỗi thương cảm, nghĩ đến những điểm tốt đẹp của người vợ nên càng thương nhớ. Chuyện tả qua 4 câu thơ: Áo xanh lục mặc ngoài, áo xanh lục! Sắc xanh lục áo ngoài, sắc vàng chanh áo trong Nhìn thấy áo xanh, lòng anh đầy thương cảm Làm sao anh có thể quên được em…
Áo màu xanh lục là áo người vợ thường mặc. Trong mộng nó trở nên bụi bậm dữ dội hơn và nghĩ đến người vợ có chửa.
Trong mộng xuất hiện một chiếc thang điện hoặc như lúc khởi động điện, tất phải có lúc thăng lúc giáng. Mà các nấc thăng giáng ấy biểu thị một sự cảm ứng nào đó đối với hành động và sinh hoạt của con người (đặc biệt là chức nghiệp, hôn nhân). Lúc tăng cao lên là lúc đuòng đi thuận lợi. Lúc hạ xuống là lúc gặp hoàn cảnh khó khăn, trục trặc.
Nếu trong giấc mộng cố bối cảnh nhà tù, có cảnh sát v.v… thì ý nghĩa tượng trưng của chúng là: – Có cảm giác như mình có tội ác trong cách nghĩ và hành vi và tự nghĩ rằng mình phải bị trừng phạt. – Coi thường những cái đó đang ở trong trạng thái thưòng ngày.
Nếu trong mộng thấy các quang cảnh như con đường dốc, hành lang dài, cống ngầm v.v… ý nghĩa tượng trưng của chúng ta sẽ là: – Có dục vọng tương đối mạnh muốn tránh sự bất ổn. – Không yên lòng vì không có cách nào tránh khỏi sự ỷ lại vào mẹ…
Phi cơ tuợng trưng cho sự vận động, nếu thấy nó hành động hoặc bị bức phải hành động và biểu hiện cụ thể ra thành: – Tượng trưng cho dã tâm muốn leo lên cao. – Tượng trưng cho quyền lực muốn vươn lên địa vị cao. – Dục vọng muốn thoát khỏi tay ai hoặc muốn thoát khỏi một sự kiện nào (nhổm dậy, bỏ di). – Tượng trưng cho sự tiến bộ (bay về phia trước). – Tử vong (đi qua – tiến thẳng về phía trước).
Nếu thấy mình là một cái xác chết, ý nghĩa tượng trưng của nó là: – Cảm thấy cần phải chịu hình phạt vì hành vi hoặc ý nghĩa của mình. – Đối mặt với một vấn đề gay go, thấy chỉ còn có chết mới giải quyết được.
Nếu mộng thấy thi thể của người khác, ý nghĩa tượng trưng sẽ là: – Có yêu cầu phải trừ khử nguyện vọng của người đó. – Sợ mất người đó hoặc mất tình yêu của người đó.
Nếu nằm mơ thấy đồng hồ treo, đồng hô đeo tay, quyển lịch, ý nghĩa tượng trưng sẽ là: – Sợ chết hoặc cảm thấy không yên lòng. – Lo lắng cho mình trong cuộc đời hoặc sợ thất bại trong một cơ hội đặc biệt nào đó.
Nếu mộng thấy cô gái làm bạn với mình, ý nghĩa tượng trưng sẽ như sau: – Băn khoăn sợ không ai yêu hoặc không ai kết hôn với người đó – Nguyện vọng muốn trưởng thành thật nhanh. – Muốn xa rời người nhà, gia đình nhưng không yên tâm với tiền đồ trước mắt.
Ngoài ra, phương pháp đoán mộng lợi dụng mối liên hệ tương hỗ giữa các sự vật để giải thích điềm trong giấc mộng và ý của con người. Trong các sách đời Đường, Tống như: “Đôn Hoàng giải mộng thư”, “Thái bình ngự lãm”. “Bắc Đường thư sao” “Sơ học ký”, “Nghệ thuật loại tụ” đều có những “chiêm từ” như:
Mơ bị đánh roi, muốn được sai khiến. Mộng thấy ngũ cốc, điềm tốt, có tài lộc. Mộng thấy gái đẹp muốn lập gia đình Mộng thấy chõ đồ xôi và cơm muốn lấy vợ Mộng thấy bàn cờ vây, muốn chiến đấu Mộng thấy khay chén, sẽ có khách đến Mộng thấy mình cầm cung, đàn, sẽ có bạn bè Mộng thấy bếp núc, lo tìm vợ.
Đuơng nhiên những nhà đoán mộng cao tay không câu nệ vào một phương pháp đoán mộng nhất định. Họ tổng kết tình hình cụ thể của các giấc mộng lại, cùng với phong tục tập quán truyền thống, tâm lý con nguòi rồi sử dụng mỗi phương pháp một chút. Họ cố tình làm cho lời đoán trở nên hư ảo, huyền hoặc để cho người nghe giải mộng không nhận ra sự chắp vá của người đoán mộng.
Điềm hung cát khi nằm mộng thấy mặt trăng, mặt trời
Đoạn trên chủ yếu biểu hiện sự cát hung dựa vào khí mây trên trời gặp trong giấc mộng.
Dùng hướng đất trong mộng xem cát hung
Mộng thấy đất chuyển, đất sụt – nhà không yên Mộng thấy đất sáng – giàu lớn, Mộng thấy đất nằm – của cải nhiều Mộng thấy quét đất – có việc kiện tụng. Mộng thấy chở đất vào nhà – đại cát. Mộng thấy nổi đất lên – chức quan sẽ tới. Mộng thấy chui vào đất – đại cát Mộng thấy nhà đất có bạc – cãi nhau. Mộng thấy lấm đất bẩn áo – đại hung. Mộng thấy tường – có chuyện kiện cáo.
Trong “Giải mộng thư” sách “Đôn Hoàng di thư” còn ghi rất nhiều điều liên quan đến đất :
Mộng thấy nhà ruộng xanh – hữu hỷ sự. Mộng thấy đất rung – rời chuyển. Mộng thấy lửa từ đất bốc lên – bị bệnh Mộng thấy đất nứt – lo mộng hao tổn Mộng thấy đất trên bụng ngực – mất con cháu. Mộng thấy mua ruộng – đại cát phú quí Mộng thấy ở nơi cao – phú quý.
Nước, lửa và đoán mộng hung cát
Mộng thấy đi vào chùa – chủ hỷ sự Mộng thấy Bồ Tát – chủ trường mệnh (thọ) Mộng thấy Kim Cương – được người giúp đỡ Mộng thấy tăng ni – trăm việc đều không họp Mộng thấy xin đồ chay – đại cát Mộng thấy đốt hương – có sự hôn nhân Mộng thấy miếu thần – ngưòi tiên cầu thức ăn. Mộng thấy tấu nhạc – khóc than Mộng thấy đánh trống – có tin xa đến Mộng thấy múa – có chuyện kinh sợ Mộng thấy ca hát – có chuyện cãi cọ Mộng chơi đàn cầm sắt – có chuyện cưới xin Mộng thấy thổi sáp – chủ hộp đại cát.
Mộng thấy rồng và điềm báo tốt lành
Mộng thấy rồng vào chợ – có địa vị cao sang Mộng thấy cá khô – thiên hạ bị hạn Mộng thấy trong giếng có cá lớn – đắc tài Mộng thấy rắn vào lòng – sinh quý tử Mộng thấy bắn rồng – đại cát Mộng thấy bẩy cá – trăm việc được giải Mộng thấy cá chép – vợ có thai Mộnu thấy cưỡi rồng – có tước lộc Mộng thấy chim én bay trời – có khách xa đến Mộng thấy rùa rắn nhìn nhau – có của Mộng thấy giun – điền trạch đại cát Mộng thấy cá bơi dưới nước – có của cải
Vợ chồng trong đoán mộng, giải mộng
Nghệ Sĩ Năm Tuổi: Hên Hay Xui?
“Ông bà ở nhà có căn dặn năm nay là năm tuổi nên mọi việc đi lại phải cẩn thận, có kiêng có lành, tiền bạc xuất ra nhiều, để bệnh tật tai nạn ít lại”.
Nhạc sĩ Vĩnh Tâm, tuổi Quý Sửu.
Theo quan niệm phương Đông, những người tuổi trâu thường được cho là có đức tính nhẫn nại, ít lời không hay khoe mẽ về mình. Người tuổi trâu thường nóng tính nhưng chăm làm, khéo tay và không có gì có thể ngăn cản công việc của họ. Nhạc sĩ Vĩnh Tâm sinh ngày 23/12/1973, tuổi Quý Sửu. Theo quan niệm, tuổi Sửu mà có chữ Quý thuộc dòng những con trâu vàng, trâu kim cương. Nói về năm tuổi của mình, nhạc sĩ Vĩnh Tâm cho biết: “ Theo quan niệm có từ lâu đời, tuổi trâu tam hợp với tuổi Tỵ và Dậu. Tứ hành xung (khắc) với tuổi Thìn (con rồng), tuổi Mùi (con dê) và tuổi Tuất (con chó). Những nghệ sĩ tuổi trâu quan niệm thế nào về năm tuổi của mình? Ông bà ở nhà có căn dặn năm nay là năm tuổi nên mọi việc đi lại phải cẩn thận, có kiêng có lành, tiền bạc xuất ra nhiều, để bệnh tật tai nạn ít lại“. Sáng mùng một Tết, việc đầu tiên của hai vợ chồng nhạc sĩ Vĩnh Tâm là đi chúc Tết ba má, cầu nguyện cho cuộc sống gia đình được bình an. Sau đó anh dẫn bà xã đi chúc Tết ba mẹ vợ. Năm nay Vĩnh Tâm sẽ ăn Tết hơi lâu một tí vì cả năm vừa rồi làm việc vất vả. Sau Tết vài ngày anh có kế hoạch đi chơi xa với bà xã đến Singapore và kết hợp mua thêm máy móc cho studio của mình.
Ca sĩ Nhật Kim Anh cũng tuổi trâu. Nhật Kim Anh nghĩ đa số người tuổi trâu cực lắm: “Nói về chuyện duy tâm, Nhật Kim Anh không ngần ngại tiết lộ: ” Vì tính cách của người tuổi trâu rất mạnh mẽ và thẳng thắn, có thể như vậy mà thường vất vả hơn, gặp trở ngại nhiều hơn”. Tuy nhiên, Nhật Kim Anh tỏ vẻ cũng am tường tuổi của mình. Cô khẳng định: ” Tuổi trâu có những đức tính cần phát huy là phải kiên trì, nhẫn nhịn và cố gắng. Ba điều này rất cần cho những ai thẳng thắn và mạnh mẽ”. Nhật Kim Anh không mê tín đâu. Nhưng Kim Anh rất tin vào tử vi, lá số của mỗi con người. Chính vì vậy Kim Anh không bao giờ đi coi bói cả. Kim Anh có một người anh rất thân, là một nhà ngoại cảm nghiên cứu về tiềm năng con người. Anh đã coi lá số tử vi của Kim Anh, và Kim Anh thấy rất đúng. Năm nay đúng là năm tuổi của Kim Anh nhưng lại là năm may mắn. Vì vậy Kim Anh không kiêng cữ gì cả”.
Ca sĩ Nhật Kim Anh không đi coi bói nhưng tin vào lá số tử vi
Diễn viên hài Hà Linh, con trai của cố nghệ sĩ Thanh Nga , cũng tuổi trâu. Kế hoạch quan trọng nhất năm nay của Hà Linh là phấn đấu tìm một sân khấu kịch nào để cộng tác lâu dài. Lý do anh đã chán làm nghệ sĩ tự do. Với Hà Linh, năm tuổi rất quan trọng, anh cho rằng: ” Năm tuổi cũng sợ lắm vì theo ông bà truyền lại, vào năm tuổi mà lại ngay tuổi 37 thì… căng lắm. Chuyện kiêng cữ lúc nào cũng phải kiêng mà kiêng những chuyện như Tham – Sân – Si kìa. Đã lọt vào năm tuổi phải thêm 4 chữ nữa là Từ – Bi – Hỉ – Xả”. Mọi năm Hà Linh tự xông đất nhà mình và cũng chưa được ai mời xông đất giùm bao giờ. Nhưng năm nay, cẩn thận hơn, anh sẽ cho cô gái út 3 tuổi, tuổi con gà tam hợp, xông đất giùm.
Nghệ sĩ Hà Linh trong ngày kỷ niệm 30 năm ngày giỗ của nghệ sĩ Thanh Nga
Bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm Tết với mẹ, Hà Linh tâm sự: ” Bây giờ Hà Linh thích ngày tết sẽ có những ý nghĩa hoặc sẽ làm những việc mà mẹ đã từng làm. Ngày xưa, Linh còn bé tí, không nhớ gì về ngày tết cả, chỉ nhớ rằng ngày tết thì mẹ vẫn phải đi diễn phục vụ cho mọi người và phải diễn nhiều suất nữa. Còn Linh bây giờ cũng vậy, ngày lễ tết vẫn đi làm và cũng rất vui khi được đem tiếng cười đến cho mọi nhà“. Đúng là “con nhà tông” có khác.
Mơ Thấy Mình Đang Phẫu Thuật
Mơ thấy bạn đang trải qua một cuộc phẫu thuật: bạn nên bỏ đi một thứ gì đó hoặc ngừng qua lại với một ai đó trong đời thực. Có điều gì đó tiêu cực đang ảnh hưởng xấu đến bạn, có thể là ai đó mang đến cho bạn những năng lượng tiêu cực hoặc ai đó có khả năng thúc đẩy bạn làm những gì bạn không muốn làm. Trong trường hợp này, giấc mơ là lời cảnh báo bạn hãy thoát khỏi chúng và tự làm chủ lấy cuộc đời mình.
Giấc mơ này còn có thể mang nghĩa là bạn cảm thấy tội lỗi hoặc bạn đang lo lắng về điều gì đó. Hoặc cũng có thể bạn đang lo lắng bởi cuộc phẫu thuật sắp tới của bạn hay bạn đang lo cho chính sức khỏe của mình.
Mơ thấy các dụng cụ phẫu thuật: bạn sẽ cảm thấy bất mãn với hành vi của bạn mình, người đó sẽ đối xử tồi tệ với bạn và mối quan hệ này sẽ xấu đi.
Mơ thấy mình trải qua cuộc phẫu thuật tim:bạn sẽ trải qua những thay đổi lớn trong đời. Chúng thường là những sự thay đổi tốt đẹp và chúng sẽ giúp cho sự chữa lành của bạn.
Mơ thấy mình trải qua cuộc phẫu thuật não: bạn nên thay đổi suy nghĩ và niềm tin của mình, bạn cần có thái độ tích cực hơn và tập trung vào những mục tiêu trong cuộc đời bạn.
Mơ thấy mình đang nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật: bạn là người có tổ chức tốt và bạn đã sẵn sàng cho những thay đổi tốt đẹp sắp đến trong cuộc đời bạn.
Mơ thấy mình là bác sĩ phẫu thuật: bạn đang cực kì lo lắng và căng thẳng khi có quá nhiều trách nhiệm phải mang trong đời. Bạn không biết làm cách nào để thoát ra là làm sao để giải quyết chúng cả. Giấc mơ là lời cảnh báo bạn hãy nghỉ ngơi và dành thời gian nhiều hơn cho bản thân mình.
* Bài viết được dịch và tổng hợp từ những trang web về giải mã giấc mơ, chỉ mang tính chất tham khảo. Dù có chuyện gì xảy ra trong đời thực thì các bạn hãy luôn bình tâm và luôn nhớ rằng rồi mọi chuyện cũng sẽ qua thôi. Và những điều an lành chắc chắn sẽ đến với các bạn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Minhlien – Blog Nghệ Thuật, Giải Trí &Amp; Tri Thức Tổng Hợp.since 2008 trên website Duandautueb5.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!