Cập nhật nội dung chi tiết về Lạm Phát Có Dấu Hiệu Tăng: Tín Hiệu Cảnh Báo Với Thị Trường Chứng Khoán mới nhất trên website Duandautueb5.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Việc lạm phát tăng không ngạc nhiên bởi nó phản ánh sự hồi phục của nền kinh tế. Nhưng nếu nó tăng nhiều hơn trong tương quan tăng trưởng kinh tế thì lại là câu chuyện khác.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2021 tăng 1,52% so với tháng trước – mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng Hai trong 8 năm gần đây và tăng 1,58% so với tháng 12/2020.
Tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng Hai chỉ tăng 0,70% – thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay. Bình quân 2 tháng đầu năm 2021, CPI giảm 0,14% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tháng 02/2021 tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 0,79% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 2 tháng đầu năm nay tăng 0,64% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.
NĂM ĐẶC BIỆT, LẠM PHÁT CŨNG ĐẶC BIỆT?
Những con số thống kê này nếu là những năm trước đây thì không có gì đáng nói vì nó đều ở mức vừa phải, không đột biến. Việc giá cả thị trường tăng trong hai tháng dịp Tết nguyên đán cũng là bình thường. Nhưng trong một năm đặc biệt bị ảnh hưởng bởi covid, nó không đơn giản nhìn lướt qua như vậy. Mặc dù còn quá sớm để kết luận nhưng chúng ta cần chuẩn bị cho xu hướng lạm phát sẽ tăng.
Việc lạm phát tăng không ngạc nhiên bởi nó phản ánh sự hồi phục của nền kinh tế. Nhưng nếu nó tăng nhiều hơn trong tương quan tăng trưởng kinh tế thì lại là câu chuyện khác.
Năm 2020 là năm mà việc bơm tiền xảy ra trên khắp thế giới và Việt Nam không ngoại lệ. Việc chính sách tiền nới lỏng và tiền rẻ tiếp tục được duy trì là điều hiển nhiên để phục vụ phát triển kinh tế, nhưng việc nó có tiếp tục nới lỏng thêm, rẻ thêm hay không là câu chuyện khác, phụ thuộc vào khả năng tăng của lạm phát.
Nước Mỹ, nền kinh tế dẫn dắt các chính sách của thế giới, đang đứng trước lo ngại về lạm phát tăng trở lại, thể hiện qua lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng trở lại sau khi đạt mức thấp vào tháng 8 năm ngoái. Lạm phát tăng trở lại không hàm ý nó cao một cách đáng lo ngại, mà là nó cảnh báo rằng mặt bằng lãi suất được kỳ vọng sẽ tăng lên, nghĩa là chính sách nới lỏng tiền tệ và tiền rẻ hơn nữa là ít khả năng xảy ra. Thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới phản ánh dựa trên kỳ vọng này, chứ không phải lo ngại lạm phát cao. Giá tài sản phụ thuộc vào mặt bằng lãi suất vì nó ảnh hưởng tới tỷ suất chiết khấu chung làm cho tài sản không còn rẻ nữa.
Việt Nam cũng trong tình huống tương tự nhưng e ngại về xu hướng tăng lãi suất trở lại chưa xảy ra. Nếu nhìn vào lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm, nó đã giảm từ mức khoảng 3,5% vào cuối tháng 3 năm 2020 cho đến mức thấp 2,1% vào giữa tháng 1 năm 2021. Nhưng trong hơn một tháng qua, lợi suất trái phiếu này không giảm nữa mà đang nhích tăng dần trở lại lên 2,3%. Nói cách khác, kỳ vọng vào việc chính sách tiền tệ nới lỏng và tiền rẻ thêm cũng đang khó dần.
Với việc kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt, đồng thời Ngân hàng nhà nước cũng thể hiện quan điểm điều hành chặt chẽ ổn định trong hơn 10 năm qua, tôi tin rằng họ sẽ tiếp tục quan sát diễn biến lạm phát để có phản ứng chính sách phù hợp. Nếu biết rằng mục tiêu của chính sách nới lỏng tiền tệ là nhằm giúp phát triển kinh tế thông qua hạ mặt bằng lãi suất cho vay, chúng ta nên để ý rằng mục tiêu này thực hiện được rất chậm do mặt bằng huy động thì giảm nhanh nhưng cho vay thì giảm chậm. Điều đó chứng tỏ sự “nghẽn” trong nền kinh tế không nằm ở việc thiếu tiền, mà là mức rủi ro kinh doanh chung do ảnh hưởng của đại dịch.
TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Với những người quan tâm tới tác động tới thị trường tài sản, đặc biệt là thị trường chứng khoán, sự cân nhắc giữa khả năng sinh lời trên thị trường chứng khoán và gửi tiết kiệm đã là lý do quan trọng để dòng tiền tiết kiệm dịch chuyển sang thị trương tài sản trong thời gian qua.
Chỉ số định giá so sánh quan trọng là giá trên lợi nhuận (P/E) của thị trường chứng khoán thời kỳ trước đại dịch vào khoảng 14-17, không hề hấp dẫn so với gửi tiết kiệm với P/E khoảng 14 tương ứng với lãi suất tiết kiệm 7%/năm.
Nhưng khi mặt bằng lãi suất giảm xuống, cùng với sự sụt giảm mạnh của thị trường hồi tháng 3/2020, tương quan định giá so sánh này thay đổi nhanh chóng dẫn tới sự chuyển dịch dòng tiền. Chỉ số P/E của thị trường chưng khoán rơi xuống mức hấp dẫn 11, hút mạnh dòng tiền và tăng từ đó cho đến nay, ở mức khoảng 18 lần, trong khi P/E của gửi tiết kiệm cũng tăng mạnh do mặt bằng lãi suất thấp đi.
Nếu mặt bằng lãi suất tiết kiệm một năm hiện tại vào khoảng 5-6% thì P/E của gửi tiết kiệm đang vào khoảng 16-20. Như vậy, có thể nói rằng tương quan hiện tại là trong vùng cân bằng, do gửi tiền tiết kiệm là lựa chọn an toàn trong khi đầu tư chứng khoán bao giờ cũng rủi ro hơn. Nhưng mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ nếu mặt bằng lãi suất không giảm hoặc tăng lên, định giá của gửi tiết kiệm sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn trong khi định giá của chứng khoán sẽ kém hấp dẫn hơn. Và đó chính là vấn đề tại sao xu hướng lạm phát là quan trọng, chứ không phải vì nó quá cao.
Nhưng tôi tin rằng, mặc dù xu hướng là có, việc nó tác động ngay tới dòng tiền và thị trường chứng khoán không phải là một sớm một chiều. Nó diễn ra mà chúng ta không để ý cho đến một năm sau nhìn lại. Biên độ của P/E gửi tiết kiệm cũng hàm ý chứng khoán sẽ biến động lên xuống như vậy.
Sự giao thời giữa giai đoạn tiền rẻ và giai đoạn trở lại bình thường (không có nghĩa là đắt) có thể sẽ diễn ra nhẹ nhàng nếu chính sách tiền tệ hiện tại được duy trì.
Top 5 Dấu Hiệu Sắp Phát Tài Trên Khuôn Mặt
Dấu hiệu phát tài ở ấn đường
Ấn Đường là bộ vị nằm giữa hai đầu lông mày và là nơi tiếp giáp với phần trán, biểu hiện chủ yếu cho vận mệnh của con người. Nhân tướng học có nói, Ấn Đường là bộ phận quan trọng trên khuôn mặt, dựa vào đó bạn có thế dự đoán được phần nào vận trình hung cát của mỗi người.
Màu sắc ở ấn đường
Theo đó, nếu vị trí ấn đường có màu đỏ, vàng hay tím sáng thì sẽ là quý tướng. Nhiều người vẫn hay có câu “Ấn Đường đầy đặn, không giàu thì sang”.
Ngược lại, nếu thấy Ấn Đường của mình bỗng dưng xỉn màu, mang sắc đen hay xanh thì đó có thể là điềm báo chuyện chẳng lành sắp đến. Có thể trong tương lai gần, mọi chuyện của bạn khó lòng đạt được như mong đợi hoặc gặp phải ngáng trở của kẻ tiểu nhân.
Ấn đường rộng bằng 2 ngón tay là tốt
Những người có ấn đường rộng, rộng hơn hoặc bằng hai ngón tay chụm lại, là những người lương thiện, thật thà, bao dung và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Người có kiểu ấn đường như thế này được trời phú sức khỏe tốt, số sướng, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và có nhiều mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
Nhờ đó mà những người này thường thành công trong sự nghiệp, tiền bạc không cần phải lo nghĩ. Đặc biệt, những người có ấn đường rộng hơn 2 ngón tay chụm lại thường có xu hướng kết hôn sớm.
Mũi: Dấu hiệu bạn sắp phát tài ở mũi
Mũi được xem là vị trí trung tâm của khuôn mặt, là nơi chứa đựng tiền tài, đường công danh sự nghiệp của một người.
Màu sắc ở đầu mũi
Nếu thấy đầu mũi chuyển màu tối thì đây có thể là điềm báo bạn sắp bị kẻ tiểu nhân ngáng trở.
Ngược lại, nếu bạn thấy phần đầu mũi gần đây to ửng đỏ, cánh mũi nảy nở thì đó chính là dấu hiệu tiền bạc sắp sửa gõ cửa nhà.
Kích thước mũi
Không tự nhiên mà người xưa thường hay nói câu: “Mũi to không lo chết đói”. Điều này là do những người mũi to thường có đường tiền tài sáng lạn, có số làm quan và đạt được danh vọng, địa vị cao trong xã hội.
Họ cũng là người sống có tình có nghĩa, có trách nhiệm nên nhận được sự tin tưởng, kính trọng của nhiều người. Sau khi kết hôn, những người có tướng mũi to còn gặp nhiều may mắn hơn nữa, sự nghiệp hanh thông và có nhiều cơ hội để thăng quan tiến chức.
Tuy nhiên, những người có tướng mũi to thường thích chỉ thích làm chủ, đứng trên người khác và ít khi chịu thua kém bất kỳ ai.
Trán: Dấu hiệu trên trán chỉ ra bạn sắp phát tài
Theo rất nhiều quan niệm, trán sẽ nói lên phần nào trí tuệ, sự thông minh của một người. Tùy vào độ rộng hẹp, nông sâu hay sáng tối của trán mà ta có thể đoán được phần nào về vận trình con người đó.
Màu sắc trên trán
Nhân tướng học có nói, nếu một ngày bạn thấy trán của mình trở nên sáng sủa hơn, bóng đẹp hơn thì đây có thể là dấu hiệu của vận may sắp đến.
Ngược lại, nếu bỗng thấy trán mình sạm đi, bạn cần cẩn trọng kẻo sức khỏe có vấn đề
Trán cao, rộng sẽ thông minh, giàu có
Người trán cao là người có khoảng cách từ mép tóc đến lông mày lớn. Đây là tướng trán đạt tiêu chuẩn theo nhân tướng học.
Người trán cao thường thông minh và có cuộc sống giàu sang, phú quý. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy các nhà chính trị, nhà khoa học, nhà văn, nhà doanh nghiệp… đều sở hữu loại trán này.
Má: Dấu hiệu ở má chỉ ra bạn sắp phát tài
Khi xem tướng khuôn mặt, xương gò má tượng trưng cho ý chí, quyết tâm của 1 người. Dựa vào màu sắc của má thì bạn cũng có thể đoán được vận trình của một người. Các xương gò má đánh dấu vị trí giàu thứ 7 trên mặt. Khi gò má nổi bật và sáng bóng, nó tiên đoán sự giàu có.
Màu sắc gò má giàu sang
Theo nhân tướng học, nếu má lúc nào cũng hồng hào, sáng bóng thì chứng tỏ bạn sắp gặp được điều may mắn, làm việc gì cũng dễ suôn sẻ, hanh thông.
Ngược lại nếu phần má bỗng khô, màu chuyển xám thì có thể đó là dấu hiệu của sự trắc trở, bỏ công sức ra nhưng khó đem lại thành quả xứng đáng.
Gò má đầy đặn
Đàn ông nhất định phải có gò má đầy đặn, bởi điều đó chứng tỏ họ là người cực kì tự tin vào bản thân mình, chuyện gì cũng dám thử thách bản thân, dám làm những việc mà không ai dám làm, nhờ thế mà cũng thành công ở mức không ai có thể với tới được.
Phụ nữ, gò má đầy đặn là tốt, nhưng ở đây không nên có xương vì nó là dấu hiệu không tốt.
Mắt: Dấu hiệu ở mắt chỉ ra bạn sắp phát tài
Không có gì gợi mở nhiều về cuộc sống của bạn hơn đôi mắt sáng. Đôi mắt bạn thể hiện cho một tương lai tốt khi nó sáng và luôn mở to. Không quan trọng là hình dáng, kích thước của đôi mắt, mà quan trọng ở sức sống bên trong nó tỏa ra.
Thần thái đôi mắt giàu sang
Với đôi mắt, nếu bạn sở hữu đôi mắt lòng đen, lòng trắng rõ ràng, mắt sáng, có thần thái thì đó chính là dấu hiệu của điềm lành, báo hiệu bạn có thể sắp gặp chuyện vui, mọi sự thuận lợi.
Ngược lại, nếu mắt lờ đờ, xuất hiện nhiều tơ máu thì đó là biểu hiện cơ thể đang mệt mỏi, trạng thái sức khỏe không tốt. Lúc này bạn nên xem xét lại thời gian biểu của mình và nhanh chóng thay đổi lại lịch sinh hoạt làm sao cho phù hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!
Tamlinh.org (tổng hợp)
Lạm Phát Tốt Hay Xấu? Điều Gì Tạo Ra Lạm Phát?
Lạm phát đo lường mức độ đắt hơn của một tập hợp hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm
Nó có thể là một trong những từ quen thuộc nhất trong kinh tế học. Lạm phát đã đẩy các quốc gia vào thời kỳ bất ổn kéo dài. Các chủ ngân hàng trung ương thường khao khát được gọi là “diều hâu lạm phát”. Các chính trị gia đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử với lời hứa chống lạm phát, chỉ để mất quyền lực sau khi không thực hiện được. Lạm phát thậm chí còn được Tổng thống Gerald Ford tuyên bố là kẻ thù số 1 ở Hoa Kỳ – vào năm 1974. Vậy thì lạm phát là gì, và tại sao nó lại quan trọng như vậy?
Lạm phát Đo lường như thế nào?
Chi phí sinh hoạt của người tiêu dùng phụ thuộc vào giá của nhiều hàng hóa và dịch vụ và tỷ trọng của từng loại trong ngân sách hộ gia đình. Để đo lường chi phí sinh hoạt trung bình của người tiêu dùng, các cơ quan chính phủ tiến hành các cuộc khảo sát hộ gia đình để xác định một giỏ các mặt hàng thường mua và theo dõi chi phí mua giỏ này theo thời gian. (Chi phí nhà ở, bao gồm tiền thuê nhà và tiền thế chấp, là thành phần lớn nhất của giỏ tiêu dùng ở Hoa Kỳ.) Chi phí của giỏ này tại một thời điểm nhất định được biểu thị so với năm gốc là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tỷ lệ phần trăm sự thay đổi của chỉ số CPI trong một thời kỳ nhất định là lạm phát giá tiêu dùng, thước đo lạm phát được sử dụng rộng rãi nhất. (Ví dụ, nếu CPI năm cơ sở là 100 và CPI hiện tại là 110, thì lạm phát là 10 phần trăm trong thời kỳ này.)
Lạm phát tiêu dùng cốt lõi tập trung vào các xu hướng cơ bản và dai dẳng của lạm phát bằng cách loại trừ giá do chính phủ quy định và giá sản phẩm dễ biến động hơn, chẳng hạn như thực phẩm và năng lượng, bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các yếu tố theo mùa hoặc điều kiện cung cấp tạm thời. Lạm phát cơ bản cũng được các nhà hoạch định chính sách theo dõi chặt chẽ. Việc tính toán tỷ lệ lạm phát tổng thể – chẳng hạn đối với một quốc gia, và không chỉ đối với người tiêu dùng – yêu cầu một chỉ số có phạm vi bao phủ rộng hơn, chẳng hạn như chỉ số giảm phát GDP.
Rổ CPI chủ yếu được giữ cố định theo thời gian để tạo sự nhất quán, nhưng đôi khi được điều chỉnh để phản ánh các mô hình tiêu dùng đang thay đổi – ví dụ, để bao gồm hàng hóa công nghệ cao mới và thay thế các mặt hàng không còn được mua nhiều. Bởi vì nó cho thấy trung bình, giá cả thay đổi như thế nào theo thời gian đối với mọi thứ được sản xuất trong nền kinh tế, nội dung của chỉ số giảm phát GDP thay đổi hàng năm và cập nhật hơn so với rổ CPI chủ yếu cố định. Mặt khác, hệ số giảm phát bao gồm các khoản không tiêu thụ được (chẳng hạn như chi tiêu quân sự) và do đó không phải là thước đo tốt cho chi phí sinh hoạt.
Lạm phát tốt hay là xấu?
Trong phạm vi mà thu nhập danh nghĩa của các hộ gia đình, mà họ nhận được bằng tiền hiện tại, không tăng nhiều như giá cả, thì họ sẽ bị thiệt hơn, vì họ có thể mua ít hơn. Nói cách khác, sức mua hoặc thu nhập thực tế – được điều chỉnh theo lạm phát – của họ giảm. Thu nhập thực tế là một đại diện cho mức sống. Khi thu nhập thực tế tăng lên thì mức sống cũng tăng và ngược lại.
Trên thực tế, giá cả thay đổi theo các bước khác nhau. Một số, chẳng hạn như giá của hàng hóa giao dịch, thay đổi hàng ngày; những khoản khác, chẳng hạn như tiền lương do hợp đồng thiết lập, mất nhiều thời gian hơn để điều chỉnh (hoặc là “cố định”, theo cách nói kinh tế). Trong môi trường lạm phát, giá cả tăng không đồng đều chắc chắn làm giảm sức mua của một số người tiêu dùng, và sự xói mòn thu nhập thực tế này là chi phí lớn nhất của lạm phát.
Lạm phát cũng có thể làm sai lệch sức mua theo thời gian đối với người nhận và người trả lãi suất cố định. Lấy những người hưu trí nhận mức tăng cố định 5% hàng năm vào lương hưu của họ. Nếu lạm phát cao hơn 5 phần trăm, sức mua của người hưu trí sẽ giảm. Mặt khác, một người đi vay trả một khoản thế chấp có lãi suất cố định là 5% sẽ được hưởng lợi từ lạm phát 5%, bởi vì lãi suất thực (tỷ lệ danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát) sẽ bằng 0; giải quyết khoản nợ này thậm chí sẽ dễ dàng hơn nếu lạm phát cao hơn, miễn là thu nhập của người đi vay theo kịp lạm phát. Tất nhiên, thu nhập thực tế của người cho vay bị ảnh hưởng. Trong phạm vi mà lạm phát không được tính vào lãi suất danh nghĩa, một số tăng và một số mất sức mua.
Thật vậy, nhiều quốc gia đã phải vật lộn với lạm phát cao – và trong một số trường hợp là siêu lạm phát, 1.000 phần trăm hoặc hơn một năm. Năm 2008, Zimbabwe đã trải qua một trong những trường hợp siêu lạm phát tồi tệ nhất từ trước đến nay, với mức lạm phát hàng năm ước tính ở mức 500 tỷ phần trăm. Mức độ lạm phát cao như vậy là một thảm họa, và các quốc gia đã phải thực hiện các biện pháp chính sách khó khăn và đau đớn để đưa lạm phát trở lại mức hợp lý, đôi khi bằng cách từ bỏ đồng tiền quốc gia của họ, như Zimbabwe đã làm.
Mặc dù lạm phát cao gây tổn hại cho nền kinh tế, nhưng giảm phát hoặc giá giảm cũng không được mong muốn. Khi giá giảm, người tiêu dùng trì hoãn việc mua hàng nếu họ có thể, dự đoán giá sẽ thấp hơn trong tương lai. Đối với nền kinh tế, điều này có nghĩa là hoạt động kinh tế ít hơn, thu nhập do người sản xuất tạo ra ít hơn và tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Nhật Bản là một quốc gia có một thời gian dài gần như không tăng trưởng kinh tế, phần lớn là do giảm phát. Ngăn chặn giảm phát trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2007 là một trong những lý do khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới giữ lãi suất thấp trong một thời gian dài và đã thiết lập các chính sách tiền tệ khác để đảm bảo hệ thống tài chính có nhiều thanh khoản.
Hầu hết các nhà kinh tế hiện nay tin rằng lạm phát thấp, ổn định và – quan trọng nhất – có thể dự đoán được là tốt cho một nền kinh tế. Nếu lạm phát thấp và có thể dự đoán được, thì việc nắm bắt nó trong các hợp đồng điều chỉnh giá và lãi suất sẽ dễ dàng hơn, giảm tác động xuyên tạc của nó. Hơn nữa, biết rằng giá cả sẽ cao hơn một chút trong tương lai tạo cho người tiêu dùng động cơ mua hàng sớm hơn, điều này thúc đẩy hoạt động kinh tế. Nhiều ngân hàng trung ương đã đưa ra mục tiêu chính sách chính của họ là duy trì lạm phát thấp và ổn định, một chính sách được gọi là lạm phát mục tiêu.
Điều gì dẫn đến sự lạm phát?
Các đợt lạm phát cao kéo dài thường là kết quả của chính sách tiền tệ lỏng lẻo. Nếu cung tiền tăng quá lớn so với quy mô của một nền kinh tế, thì giá trị đơn vị của tiền tệ sẽ giảm đi; nói cách khác, sức mua của nó giảm và giá cả tăng lên. Mối quan hệ giữa cung tiền và quy mô của nền kinh tế được gọi là lý thuyết lượng tiền và là một trong những giả thuyết lâu đời nhất trong kinh tế học.
Áp lực từ phía cung hoặc cầu của nền kinh tế cũng có thể gây lạm phát. Những cú sốc về nguồn cung làm gián đoạn sản xuất, chẳng hạn như thiên tai, hoặc tăng chi phí sản xuất, chẳng hạn như giá dầu cao, có thể làm giảm nguồn cung tổng thể và dẫn đến lạm phát “chi phí đẩy”, trong đó động lực tăng giá xuất phát từ sự gián đoạn nguồn cung. Lạm phát lương thực và nhiên liệu năm 2008 là một trường hợp như vậy đối với nền kinh tế toàn cầu – giá lương thực và nhiên liệu tăng mạnh được truyền từ nước này sang nước khác theo con đường thương mại. Ngược lại, các cú sốc về nhu cầu, chẳng hạn như thị trường chứng khoán phục hồi hoặc các chính sách mở rộng, chẳng hạn như khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất hoặc chính phủ tăng chi tiêu, có thể tạm thời thúc đẩy nhu cầu tổng thể và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu sự gia tăng nhu cầu này vượt quá khả năng sản xuất của một nền kinh tế, thì sự căng thẳng về nguồn lực dẫn đến kết quả là phản ánh lạm phát “cầu kéo”. Các nhà hoạch định chính sách phải tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa thúc đẩy nhu cầu và tăng trưởng khi cần thiết mà không kích thích quá mức nền kinh tế và gây ra lạm phát.
Kỳ vọng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lạm phát. Nếu mọi người hoặc công ty dự đoán mức giá cao hơn, họ xây dựng những kỳ vọng này thành các cuộc đàm phán tiền lương và điều chỉnh giá theo hợp đồng (chẳng hạn như tự động tăng giá thuê). Hành vi này một phần xác định lạm phát của kỳ tiếp theo; một khi các hợp đồng được thực hiện và tiền lương hoặc giá cả tăng lên theo thỏa thuận, kỳ vọng sẽ tự thực hiện. Và trong phạm vi mà mọi người đặt kỳ vọng của họ vào quá khứ gần đây, lạm phát sẽ theo các mô hình tương tự theo thời gian, dẫn đến quán tính lạm phát.
Cách các nhà hoạch định chính sách đối phó với lạm phát
Bộ chính sách khử lạm phát phù hợp, những chính sách nhằm giảm lạm phát, phụ thuộc vào nguyên nhân của lạm phát. Nếu nền kinh tế phát triển quá nóng, các ngân hàng trung ương – nếu họ cam kết đảm bảo ổn định giá cả – có thể thực hiện các chính sách điều chỉnh nhằm kiềm chế tổng cầu, thường bằng cách tăng lãi suất. Một số ngân hàng trung ương đã chọn, với các mức độ thành công khác nhau, áp đặt kỷ luật tiền tệ bằng cách ấn định tỷ giá hối đoái – gắn giá trị của đồng tiền của mình với đồng tiền khác, và do đó chính sách tiền tệ của quốc gia đó với chính sách của quốc gia khác. Tuy nhiên, khi lạm phát được thúc đẩy bởi sự phát triển toàn cầu hơn là trong nước, các chính sách như vậy có thể không giúp ích được gì. Năm 2008, khi lạm phát gia tăng trên toàn cầu do giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao, nhiều quốc gia đã để mức giá cao trên toàn cầu chuyển sang nền kinh tế trong nước. Trong một số trường hợp, chính phủ có thể trực tiếp định giá (như một số trường hợp đã làm vào năm 2008 để ngăn giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao). Các biện pháp ấn định giá hành chính như vậy thường dẫn đến việc chính phủ phải tích lũy các hóa đơn trợ cấp lớn để bù đắp thu nhập bị mất cho người sản xuất.
Các ngân hàng trung ương đang ngày càng dựa vào khả năng tác động đến kỳ vọng lạm phát như một công cụ giảm lạm phát. Các nhà hoạch định chính sách công bố ý định giữ hoạt động kinh tế tạm thời ở mức thấp để giảm lạm phát, hy vọng sẽ tác động đến kỳ vọng và thành phần lạm phát tích hợp trong hợp đồng. Các ngân hàng trung ương càng có uy tín, ảnh hưởng của các tuyên bố của họ đối với kỳ vọng lạm phát càng lớn.
Dấu Hiệu Nhận Biết Bạn Có “Duyên Âm”
Theo thầy Nguyễn Xuân Điều, Trưởng bộ môn Trường sinh học dưỡng sinh thuộc Trung tâm UNESSCO – Văn hóa các dòng họ và gia đình Việt Nam, cơ thể người có cấu trúc gồm 2 thành phần: Cơ thể vật lý, tức là thân xác, có cấu trúc tế bào. Và cơ thể hào quang, hay còn gọi là “khuôn mẫu năng lượng sinh học”, là các lớp ánh sáng bao quanh cơ thể sống.
Hào quang này sẽ mất khi con người ta trở về cõi chết. Khi người ta chết, thân xác vật lý tan rã, các tế bào không còn khả năng trao đổi chất nữa, đó là cái chết vật lý. Nhưng con người còn một năng lượng “không chết”, hay nói theo cách của dân gian là “sinh linh, linh hồn, vong hồn” vẫn còn mãi.
Vì linh hồn vẫn còn tồn tại sau khi con người đã mất nên theo quan điểm của nhà Phật, “duyên âm” được chia thành 2 loại là “tiền duyên” và “duyên âm”.
TIỀN DUYÊN là mối nhân duyên tình cảm giữa người còn sống và người ở thế giới bên kia từ những kiếp trước vẫn còn ảnh hưởng đến bây giờ. Hoặc ở kiếp trước “họ” và bạn có những mối lương duyên nào đó nhưng không đến được với nhau. Sau khi mất, nếu “họ” chưa thể siêu thoát được vì còn vấn vương sâu đậm tình duyên hoặc vì một lý do nào thì họ sẽ lang thang tìm bạn, gặp được rồi họ sẽ theo bạn đến cùng.
Loading…
DUYÊN ÂM là tình duyên hiện tại giữa người trần với người ở thế giới bên kia. Thông thường “duyên âm” chỉ xảy ra với một số trường hợp “chết yểu, chết bất đắc kỳ tử, tự tử, chết oan” mà vong linh không chấp nhận mình đã chết, cố bám lấy những ký ức trên đời.
Hoặc những người lúc còn sống có dục tính, ham muốn mạnh mẽ dẫn đến sau khi chết, hình dáng “vong linh” của họ biến đổi theo tư tưởng oán hận, ham muốn, thường hay tìm cách trở về cõi trần theo “người cũ” hoặc bám theo ai đó đã vô tình lọt vào mắt xanh của họ (gọi là “hạp vong”).
GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu (tác giả cuốn sách Khoa học và vấn đề tâm linh) cho biết, theo Phật giáo, chúng ta có kiếp luân hồi. Khi được chuyển kiếp người ta vẫn lưu giữ những ký ức về kiếp trước. Và khi mất đi, địa vị xã hội không quan trọng, chỉ có tình cảm với người khác là khó quên nhất.
Khi sống, hầu hết con người ai cũng có tình cảm khác giới. Ngoài tình cảm vợ chồng thì còn có những mối tình nam nữ. Nhưng vì một lý do nào đó mà họ không thành vợ chồng hoặc là vợ chồng rồi nhưng không được ở lâu dài với nhau… Vì thế, ai cũng có sự nhớ thương hoặc nếu bị phản bội, đối xử quá tệ bạc thì sẽ trở thành hận tình.
Tình yêu có sức mạnh vô biên, sức mạnh ấy đưa những linh hồn này đi tìm người mà mình yêu hiện đang sống ở trần tục để giúp đỡ hoặc cản trở, phá hoại (ghen) làm cho người trần tục không thể lấy chồng hoặc vợ được. Nếu người trần tục vẫn lấy chồng hoặc lấy vợ được thì “linh hồn” sẽ tìm cách phá hoại.
NHẬN BIẾT NGƯỜI CÓ DUYÊN ÂM
1. Tình duyên trắc trở, yêu ai cũng không thành hoặc không ai thèm để ý đến mình. Nếu có tiến đến hôn nhân cũng tan vỡ không hiểu vì sao…
2. Tính tình bỗng dưng nóng nảy, có nhiều sự thay đổi lạ lùng theo chiều hướng xấu không phải do áp lực gia đình, công việc…
4. Thường xuyên xuất hiện những giấc mơ gặp gỡ “người nào đó” lặp lại nhiều lần nhưng chưa hề quen biết.
5. Thỉnh thoảng nghe những lời thì thầm, những câu nói mơ hồ bên tai như muốn xúi giục một điều gì đó.
6. Cảm giác sợ hãi, lạnh lẽo khi nghe thấy kinh kệ hoặc đứng trước di ảnh của Phật, Chúa…
7. Ngủ li bì, cảm thấy trong người mệt mỏi không có sức sống nhưng khám bệnh không tìm ra nguyên nhân.
8. Thường xuyên bị đau nhức một vị trí nào đó trên cơ thể vào ban đêm (thông thường từ 6 giờ tối trở đi) nhưng không phải do bệnh lý gây nên.
9. Trong người bỗng dưng cảm thấy buồn chán không rõ nguyên nhân, cảm thấy muốn tự tử kết liễu cuộc đời.
CÓ BẮT BUỘC PHẢI CẮT DUYÊN ÂM?
Từ trước đến nay nhiều người trong chúng ta chỉ nghĩ rằng, những người không lấy được vợ hoặc chồng hay rất khó khăn trong việc tìm vợ tìm chồng thì mới có “tiền duyên”. Theo một vài nghiên cứu thì hầu như ai cũng có “tiền duyên”. Chỉ có điều, “tiền duyên” đó ảnh hưởng tới cuộc sống tình cảm vợ chồng hiện nay đến mức nào. Và “duyên âm” không chỉ xảy ra với nữ giới mà đôi khi xảy ra với cả nam giới.
Một trường hợp khác của “duyên âm” theo nghĩa tốt là những mối tương quan trong họ tộc hay còn gọi là cửu huyền thất tổ (những người thân đã mất trong vòng 9 đời). Thông thường, đó là anh, chị, em, cô chú hoặc ông bà đã khuất theo bạn để gia hộ, bảo vệ bạn và trong quá trình ấy đã vô tình chia cắt những người yêu thương bạn (bởi đối với “họ”, người đó được cho là “không tốt”) làm bạn lầm tưởng mình có “duyên âm” xấu.
Tuy nhiên nhiều trường hợp không phải có “duyên âm” mà bị “vong” theo phá, nghĩa là một vong linh vất vưởng nào đó chưa được siêu thoát hoặc lâu năm thành ngạ quỷ “không quen biết, không có bất kỳ mối tương quan” nào trước kia đối với bạn, nhưng bạn lại vô tình “lọt vào mắt xanh” của họ.
Một số trường hợp bị “vong” theo, “hạp vong” là do vô tình đi ngang chỗ ở của người đã mất vào những cung giờ linh thiêng (thông thường là 12 giờ trưa (đứng bóng), 6 giờ tối (chật vật) hoặc 3 giờ sáng (quỷ môn quan) làm cho họ cảm thấy thích bạn và bám víu theo. Trường hợp khác không cần lọt vào các cung giờ linh thiêng mà do bạn vô tình đi ngang nghĩa trang hoặc đám tang, nhìn vào di ảnh, rồi khen họ (đẹp mà chết trẻ uổng quá, tội nghiệp quá…) thì có khả năng họ sẽ theo bạn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lạm Phát Có Dấu Hiệu Tăng: Tín Hiệu Cảnh Báo Với Thị Trường Chứng Khoán trên website Duandautueb5.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!