Cập nhật nội dung chi tiết về Điểm Sàn Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Điểm Sàn Và Điểm Chuẩn. – Thituyensinh.ican.vn mới nhất trên website Duandautueb5.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Điểm sàn là gì?
Điểm sàn là mức điểm xét tuyển tối thiểu để các trường nhận đơn xét tuyển của thí sinh.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định mức điểm sàn đối với các ngành đào tạo giáo viên, y khoa, y học cổ truyền, răng – hàm – mặt, dược học, điều dưỡng, hộ sinh, dinh dưỡng, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng đào tạo trình độ đại học.Vậy nên, các trường đại học, trung cấp, cao đẳng, có đào tạo những ngành trên phải xây dựng phương án tuyển sinh dựa trên ngưỡng điểm sàn được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Đối với những nhóm ngành khác, các trường có thể tự xác định điểm sàn, và đưa ra định mức điểm sàn dựa vào chỉ tiêu xét tuyển cũng như điểm thi của thí sinh.
Sự khác nhau giữa điểm sàn và điểm chuẩn
Các thí sinh cần có điểm thi ở mức cao hơn hoặc bằng so với mức điểm sàn mới có thể nộp hồ sơ và được nhà trường xét tuyển nguyện vọng 1 và các nguyện vọng tiếp theo.
Với mức điểm sàn đã được các trường công bố, điểm xét tuyển sẽ không được thấp hơn điểm sàn, điểm xét tuyển nguyện vọng sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng trước.
Điểm chuẩn: Là mức điểm trúng tuyển của từng trường, từng ngành. Với hầu hết các trường hợp, điểm chuẩn sẽ cao hơn điểm sàn.
Ta có thể coi điểm sàn là điều kiện cần, điểm chuẩn là điều kiện đủ để thí sinh có thể trúng tuyển vào trường đại học.
Ví dụ: Trường Đại học X nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển mức từ 17 điểm trở lên, tuy nhiên trường chỉ lấy đến 19 điểm là đủ chỉ tiêu thí sinh, nếu lấy điểm thấp hơn 19 sẽ thừa chỉ tiêu. Vậy nên điểm chuẩn của trường là 19 điểm.
Nếu thí sinh không trúng tuyển vào trường Đại học X nhưng điểm của thí sinh cao hơn điểm sàn và cao hơn hoặc bằng điểm của trường còn chỉ tiêu xét tuyển ở nguyện vọng 2, thí sinh mới đủ điều kiện nộp hồ sơ.
Kết luận: Nếu điểm thi của bạn thấp hơn điểm sàn của trường, chắc chắn là bạn không trúng tuyển vào trường đó.
Điểm Sàn, Điểm Chuẩn Và Điểm Sàn Xét Tuyển Khác Nhau Như Thế Nào?
Năm nào cũng vậy, sau kỳ thi đại học cao đẳng, chúng ta sẽ tới giai đoạn đợi điểm. Và rồi thì các trường cũng lần lượt công bố điểm thí sinh đạt được, nhưng kết quả cuối cùng là đậu hay rớt thì chưa chắc chắn. Sau khi có điểm thi thì các trường vẫn chưa thể công bố danh sách trúng tuyển, mà phải đợi Bộ giáo dục và đào tạo công bố điểm sàn cho các khối thi, đến lúc này các trường mới dựa vào điểm sàn để công bố điểm chuẩn và cùng với đó là danh sách thí sinh đậu.
Điểm sàn là gì? Điểm chuẩn là gì
Vì sao lại có điểm sàn: có nhiều lý do, nhưng có những trường hợp cụ thể như sau. Một bạn học sinh đăng ký vào ngành A của trường đại học B, ngành A này được tuyển chỉ tiêu lên đến 50 học sinh, nhưng chỉ có 40 học sinh đăng ký. Bạn học sinh này thi đạt có 4 điểm, nhưng vấn đậu vào ngành A này (lấy điểm từ cao xuống thấp cho đủ số lượng). Vấn đề nảy sinh chính từ đây, nhiều học sinh điểm thấp vẫn vào đại học, như vậy là hơi bị bất công và khập khiễng.
Để đảm bảo những học sinh vào đại học phải có trình độ nhất định (không quá tệ), để đảm bảo công bằng, tránh khập khiễng, và một số lý do khác nữa, bộ Giáo dục và đào tạo họp và công bố điểm sàn hàng năm. Các trường không được tuyển học sinh có điểm số thấp hơn quy định vào đại học hoặc cao đẳng.
Điểm sàn là mức điểm quy định mà bộ GD&ĐT công bố dành cho từng khối và từng bậc đào tạo. Các trường không được tuyển thí sinh vào học mà có tổng điểm thấp hơn điểm sàn của bộ.
Điểm chuẩn là điểm trúng tuyển vào từng ngành (do trường quyết định). Thí sinh có điếm thi lớn hoặc bằng điểm chuẩn sẽ trúng tuyển vào ngành đó. Nếu điểm thi mà thấp điểm hơn điểm chuẩn trường đưa ra, thì gần như là đã không đậu vào ngành đó, và thí sinh cần phải tìm phương án khác.
Điểm sàn và điểm chuẩn có ảnh hưởng gì đến bạn
Nếu điểm thi của bạn thấp hơn điểm chuẩn của trường, bạn chắc gần như đã không trúng tuyển vào trường, và hướng khác là nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào một ngành khác. Đến lúc này bạn cần để ý đến điểm sàn rồi đó, nếu điểm số của bạn mà thấp hơn điểm sàn đại học, thì chắc chắn rằng bạn không thể nộp tuyển tiếp vào hệ đại học. Còn nếu điểm số của bạn trên điểm sàn đại học, thì lúc này bạn vẫn còn cơ hội để nộp hồ sơ xin tuyển sinh nguyện vọng 2 vào hệ đại học. Tương tự cho điểm sàn cao đẳng.
Thông tin thêm:
– Nguyên tắc xác định điểm sàn đảm bảo tất cả các trường có thể tuyển đủ chỉ tiêu và đảm bảo kết quả tuyển không quá thấp để đảm bảo chất lượng đầu vào. Bộ GD&ĐT cũng sẽ cân nhắc để số lượng thí sinh trên điểm sàn có sự cân đối giữa các khu vực, giữa các loại hình trường.
– Thực hiện các nguyên tắc này, thông thường mức điểm được xác định sao cho đảm bảo nguồn tuyển trung bình cả 4 khối A, B, C, D khoảng 200%. Tức là số thí sinh trên điểm sàn sẽ gấp đôi tổng chỉ tiêu tuyển sinh.
-/-
Điểm Khuyến Khích Và Điểm Ưu Tiên Là Gì Khi Xét Tốt Nghiệp Thpt?
Trong quy chế xét tốt nghiệp THPT, khái niệm điểm ưu tiên cũng là một yếu tố mà Nhà nước ưu ái dành cho học sinh, đặc biệt là các đối tượng trong diện đặc biệt. Cụ thể, điểm ưu tiên chính là mức điểm được cộng thêm vào trong số điểm thực tế của thí sinh và đây cũng được coi là một căn cứ để đơn vị giáo dục xét trúng tuyển.
giúp thí sinh có cơ hội cao hơn trong việc xét tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được điểm ưu tiên mà bạn phải thuộc diện quy định của pháp luật về đối tượng hoặc nằm trong khu vực ưu tiên thì mới được cộng điểm ưu tiên vào kết quả thi cử.
Điểm khuyến khích và điểm ưu tiên là gì khi xét tốt nghiệp THPT?
Diện 1: Là diện xét tốt nghiệp bình thường không được cộng điểm ưu tiên.
Diện 2: Cộng 0,25 điểm đối với những đối tượng sau:
Thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động dưới 81% (chỉ với GDTX); Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động. Ký hiệu: D2-TB2.
Con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ VN anh hùng. Ký hiệu: D2-CAH.
Người dân tộc thiểu số. Ký hiệu: D2-TS2.
Người kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tổ chức kỳ thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ở xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT. Ký hiệu: D2-VS2.
Người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học. Ký hiệu: D2-CHH.
Có tuổi đời từ 35 tuổi trở lên, tính đến ngày thi. Ký hiệu: D2-T35.
Diện 3: Cộng 0,5 điểm đối với những đối tượng sau:
Người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ở xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương. Ký hiệu: D3-TS3.
Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với GDTX). Ký hiệu: D3-TB3.
Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Ký hiệu: D3-CLS.
Lưu ý: Học sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên thì chỉ hưởng theo tiêu chuẩn cao nhất.
2. Điểm khuyến khích là gì?
Trong quy định về thi THPT Quốc gia, điểm khuyến khích là điểm mà những thí có thành tích nổi bật khi tham gia các cuộc thi và hoạt động rèn luyện theo quy định của bộ giáo dục tổ chức thường phân theo các diện tốt nghiệp.
Điểm khuyến khích và điểm ưu tiên là gì khi xét tốt nghiệp THPT?
Đạt giải cá nhân kỳ thi học sinh giỏi bộ môn văn hóa lớp 12:
Giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh: 2,0 điểm.
Giải khuyến khích cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh: 1,5 điểm.
Giải ba cấp tỉnh: 1,0 điểm.
Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT:
Giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng: 2,0 điểm.
Giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc: 1,5 điểm.
Giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng: 1,0 điểm.
* Giải đồng đội chỉ tính cho giải quốc gia, mức điểm cộng thêm giống như giải cá nhân.
* Học sinh đạt nhiều giải khác nhau sẽ chỉ được hưởng mức cộng điểm của giải cao nhất.
Học sinh THPT, học viên GDTX có giấy chứng nhận nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp do Sở GD&ĐT, các trường dạy nghề cấp trong thời gian học THPT thì được cộng điểm.
Loại giỏi với Giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với bằng trung cấp: 2 điểm
Loại khá với Giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá với bằng trung cấp: 1,5 điểm.
Loại trung bình với Giấy chứng nhận nghề; loại trung bình với bằng trung cấp: 1,0 điểm.
Học sinh GDTX có chứng chỉ Ngoại ngữ A hoặc Tin học A trở lên (kể cả kỹ thuật viên): được cộng thêm 1,0 điểm cho mỗi loại chứng chỉ.
Điểm khuyến khích tối đa của các mục 1,2,3,4 trên không quá 4,0 điểm.
Điểm khuyến khích quy định của các mục 1,2,3,4 trên được bảo lưu trong toàn cấp học.
Thí Sinh Được Cộng Điểm Khuyến Khích Cao Nhất Là 2,0 Điểm
Thí sinh dự thi THPT Quốc gia được cộng điểm ưu tiên được tính theo 3 diện. Theo đó, diện 3 được cộng điểm cao nhất là 0,5 điểm; học sinh giỏi được cộng 2,0 điểm.
Có 3 diện thí sinh được cộng điểm ưu tiên
Cụ thể, điểm ưu tiên, xét công nhận tốt nghiệp THPT tính theo 3 diện (Diện 1, Diện 2, Diện 3); trong đó, thí sinh Diện 1 là những thí sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên; thí sinh Diện 2 và Diện 3 được cộng điểm ưu tiên như sau:
Diện 2: cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
– Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% (đối với GDTX);
– Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;
– Người dân tộc thiểu số;
– Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tổ chức kỳ thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT;
– Người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học;
– Có tuổi đời từ 35 trở lên, tính đến ngày thi (đối với GDTX).
Diện 3: cộng 0,5 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
– Người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với GDTX);
– Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ được hưởng theo tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất. Những diện ưu tiên khác đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành sẽ do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét, quyết định.
Đoạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hoá lớp 12:
– Đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh: cộng 2,0 điểm;
– Giải khuyến khích trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh: cộng 1,5 điểm;
– Giải ba cấp tỉnh: cộng 1,0 điểm.
Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT:
– Giải cá nhân:
+ Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng: cộng 2,0 điểm;
+ Giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc: cộng 1,5 điểm;
+ Huy chương Đồng: cộng 1,0 điểm;
– Giải đồng đội:
+ Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia;
+ Số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội từ 02 đến 22 người theo quy định cụ thể của Ban Tổ chức từng giải;
+ Mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân quy định tại điểm này;
– Những người học đoạt nhiều giải khác nhau trong nhiều cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.
Học sinh Giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề do sở GDĐT hoặc các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề do ngành Giáo dục cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong Giấy chứng nhận nghề như sau:
– Loại giỏi: cộng 2,0 điểm;
– Loại khá: cộng 1,5 điểm;
– Loại trung bình: cộng 1,0 điểm.
Học viên GDTX có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tin học được cấp theo quy định của Bộ GDĐT trong thời gian học cấp THPT: cộng 1,0 điểm đối với mỗi loại chứng chỉ.
Nếu thí sinh đồng thời có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng điểm khuyến khích theo quy định tại khoản này cũng chỉ được hưởng mức điểm cộng thêm nhiều nhất là 4,0 điểm.
Ngoài ra, điểm khuyến khích quy định theo quy định trên được bảo lưu trong toàn cấp học và được cộng vào điểm bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Điểm Sàn Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Điểm Sàn Và Điểm Chuẩn. – Thituyensinh.ican.vn trên website Duandautueb5.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!