Đề Xuất 3/2023 # Chống Lạm Phát Hay Giảm Phát? # Top 6 Like | Duandautueb5.com

Đề Xuất 3/2023 # Chống Lạm Phát Hay Giảm Phát? # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chống Lạm Phát Hay Giảm Phát? mới nhất trên website Duandautueb5.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

TS. Nguyễn Đức Độ

Tại sao lạm phát thấp? Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này hiện nay, thưa ông?

Có 2 nhóm yếu tố tác động đến chỉ số lạm phát: Nhóm thứ nhất là cầu kéo, nhóm thứ hai là chi phí đẩy.

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm, tỷ giá tăng 2% khiến chỉ số CPI tăng thêm 0,6% và giá điện tăng 8,42% đẩy chỉ số CPI tăng thêm 0,22%. Về giá dầu, mặt bằng giá xăng dầu trên thế giới cũng như trong nước vào thời điểm giữa tháng 6/2015 đã ở mức ngang bằng so với giữa tháng 12/2014. Như vậy, trong nửa đầu năm 2015 các yếu tố chi phí đẩy, về cơ bản, có tác động kéo lạm phát gia tăng. Do đó, tình trạng lạm phát thấp hiện nay chỉ có thể được giải thích bởi nguyên nhân còn lại – động thái của tổng cầu.

Kể từ năm 2008 đến nay, tăng trưởng kinh tế luôn trong tình trạng thấp hơn mức tiềm năng (khoảng 6,5%), tức là tốc độ tăng của tổng cầu luôn yếu hơn tốc độ tăng của tổng cung. Khi tổng cầu luôn tăng chậm hơn tổng cung, chênh lệch tổng cầu – tổng cung liên tục giảm và kéo lạm phát giảm theo.

Liệu có điều gì ẩn sau lạm phát thấp? Với thực trạng giá và lạm phát như thế này, liệu có mừng vui khi giá thấp, chi tiêu của dân chúng dễ chịu hơn và chính sách điều hành rõ ràng đã đạt mục tiêu mong muốn?

Đối với người tiêu dùng, đặc biệt là người nghèo, xu hướng giá cả tăng chậm là một tin vui. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cần nhìn xa và rộng hơn. Cuộc sống của người dân chỉ thực sự được cải thiện khi họ có việc làm ổn định, thu nhập tăng đều. Nhưng doanh nghiệp chỉ có thể tăng đầu tư và mở rộng kinh doanh, thuê thêm lao động, nếu công việc làm ăn mang lại lợi nhuận. Muốn vậy, một trong những điều kiện cần là chi phí vay vốn phải hợp lý. Nếu không, sớm hay muộn các doanh nghiệp này cũng sẽ thu hẹp quy mô sản xuất. Cả doanh nghiệp và Chính phủ chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ.

Ông dự báo diễn biến lạm phát những tháng tới như thế nào? Dự báo sai số đến đâu?

Mặc dù Quốc hội đặt ra mức lạm phát mục tiêu cho năm 2015 là 5%, nhưng gần đây một số dự báo cho rằng, lạm phát trong năm nay chỉ khoảng 3-3,5%. Tuy nhiên, các dự báo này vẫn cao. Trong 6 tháng đầu năm 2015, lạm phát chỉ tăng trung bình 0,1% mỗi tháng, trong khi để đạt mức tăng 3,5% trong cả năm, mỗi tháng còn lại chỉ số CPI phải tăng 0,5%/tháng. Điều này rất khó trở thành hiện thực nếu không có những đột biến lớn.

Việc kỳ vọng chỉ số giá CPI trong những tháng còn lại của năm tiếp tục tăng 0,1%/tháng, theo tôi, hợp lý hơn. Nếu vậy, lạm phát trong năm 2015 sẽ chỉ xoay quanh mức 1%. Một số mô hình dự báo lạm phát cùng kỳ và lạm phát trung bình của năm 2015 cũng cho kết quả như vậy với sai số chuẩn là 1,5 điểm phần trăm.

Nếu nhìn xa hơn, lạm phát trong giai đoạn tới sẽ phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế cũng như mức điều chỉnh tỷ giá NHNN thực hiện mỗi năm. Nếu nền kinh tế chỉ tăng trưởng 6-6,25%/năm, xác suất rơi vào giảm phát là không nhỏ. Để nền kinh tế tránh xa vùng giảm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế cần đạt mức từ 6,5% trở lên. Nếu kinh tế tăng trưởng tới 7%/năm, tình trạng lạm phát cao vẫn chưa xảy ra.

Kết quả dự báo này cũng phần nào lý giải cho câu hỏi: tại sao Chính phủ lại đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP cho giai đoạn 2016-2020 ở mức 6,5-7%. Tuy nhiên, thách thức ở chỗ: làm thế nào để đạt được mức tăng trưởng này?

Một số kịch bản lạm phát giai đoạn 2016-2018 (%)

Vậy, chính sách tới đây sẽ nên thay đổi theo hướng nào? (lo giảm phát hay lạm phát)

Vì vậy, các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách lãi suất, cần hướng tới việc hỗ trợ tổng cầu.

Hiện nay có một số lo ngại lạm phát cao có thể quay trở lại như giai đoạn 2007-2011 do NHNN mua nhiều USD trong những năm gần đây đã khiến lượng cung tiền tăng mạnh. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, bối cảnh đã thay đổi. Trong giai đoạn 2007-2011, nền kinh tế giống như một cục than hồng, chỉ cần một luồng gió thổi qua là ngọn lửa lại bùng lên. Tuy nhiên, sau nhiều năm tăng trưởng dưới mức tiềm năng, đồng thời xuất hiện thêm vấn đề nợ xấu, trạng thái của nền kinh tế hiện đã nguội đi nhiều.

Cung tiền tăng mạnh chỉ là điều kiện cần để tạo nên lạm phát. Điều kiện đủ là tiền phải đến được túi của người dân và họ phải sẵn sàng chi tiêu. Vì thế, khi tăng trưởng còn yếu hơn tiềm năng, chúng ta không nên quá lo ngại lạm phát cao quay trở lại.

Nhưng cung tiền tăng mạnh có thể ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô thông qua các kênh như vàng, USD…?

Các dòng tiền đầu cơ luôn là một phần của nền kinh tế thị trường và không thể loại bỏ hoàn toàn. Khi cung tiền tăng, các thị trường vàng, USD, bất động sản, chứng khoán sẽ có cơ hội để phát triển và NHNN sẽ phải cố gắng thu hẹp các dòng tiền đầu cơ đến mức tối thiểu để ổn định hệ thống tài chính.

Tuy nhiên, khi chính sách hạn chế các dòng tiền đầu cơ ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu khác như tăng trưởng, việc làm… NHNN sẽ phải lựa chọn. Xét trên một góc độ nào đó, đây là cái giá phải trả của việc nới lỏng tiền tệ.

Trong giai đoạn 2012-2014, NHNN đã rất thành công trong việc hạ lãi suất, giảm lạm phát đồng thời với ổn định tỷ giá và thị trường vàng. Một trong những lý do dẫn đến thành công này là các dòng tiền nóng đã hướng vào thị trường trái phiếu.

Theo số liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 6/2015 tăng 0,55% so với tháng 12/2014 và tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong tháng 6 kể từ năm 2001 đến nay. Tốc độ lạm phát trong vòng 1 năm qua đang có xu hướng giảm mạnh. Nền kinh tế hiện đang ở tương đối gần mức lạm phát 0%, đồng thời lại đang ở rất xa mức lạm phát mục tiêu là 5%.

Lạm Phát Và Giảm Phát Là Gì? Nguyên Nhân Cũng Như Hậu Quả

1. Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Đồng nghĩa với sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi đó với cùng một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với lúc trước.

Do đó lạm phát thể hiện sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.

2. Giảm phát là gì?

Giảm phát là một hiện tượng ngược lại với lạm phát. Đây là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm. Trong các tài liệu thống kê tình hình kinh tế chính thức, khi đề cập đến giảm phát, người ta vẫn đặt dấu âm kèm với con số ở mục tỷ lệ lạm phát. Tình trạng giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.

Nói chung giảm phát là một vấn đề lớn trong nền kinh tế hiện đại do nó làm tăng giá trị thật của nợ, có thể làm trầm trọng thêm suy thoái.

3. Ảnh hưởng của lạm phát và giảm phát

Lạm phát và giảm phát đều có những ảnh hưởng riêng của nó đối với nền kinh tế.

a. Lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập thực tế của người lao động. Thu nhập danh nghĩa tuy không thay đổi nhưng thu nhập thực tế lại giảm. Bởi lẽ, giá trị hàng hoá dịch vụ tăng cao, có nghĩa là với cùng một thu nhập, thì người lao động sẽ mua được ít hàng hoá hơn. Giá trị đồng tiền bị giảm dần. Do đó, thu nhập thực tế của người lao động bị giảm.

Giá trị đồng tiền giảm khi lạm phát tăng khiến lãi suất tăng lên. Vì thế người lao động sẽ có lợi trong việc vay trả vốn góp. Những việc này lại khiến tình trạng vơ vét hàng hóa và chờ đầu cơ làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Tình trạng những người dân nghèo không có đủ hàng hóa để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày càng phổ biến. Người giàu lại càng giàu có hơn làm rối loạn nền kinh tế, tạo ra thu nhập không bình đẳng.

Ở mức độ quốc gia, khi lạm phát tăng cao dẫn đến tỷ giá giá tăng. Cho nên đồng tiền trong nước mất giá hơn so với nước ngoài. Chính phủ được lợi từ nguồn tiền trong nước nhưng lại thiệt so với ngoại tệ làm tình trạng nợ quốc gia ngày một trầm trọng hơn.

b. Giảm phát

Đối nghịch với lạm phát giảm phát. Hiện tượng này làm giá trị hàng hoá giảm hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo. Hộ gia đình hoãn chi tiêu chờ giảm giá sâu hơn, doanh nghiệp ngừng đầu tư và tuyển dụng nhằm tiết kiệm chi phí.

Giảm phát kéo dài cùng với lãi suất thấp kéo theo những hệ lụy như sản lượng đình đốn và suy thoái. Kỳ vọng giảm phát tạo ra lãi suất thực tăng gây ra suy thoái mở rộng. Suy thoái kéo dài và giảm phát liên tục làm cho chính sách tiền tệ mất tác dụng.

Với nền kinh tế vĩ mô, nếu giảm phát không được can thiệp kịp thời, nó sẽ trở nên ngày càng dai dẳng. Khi mà giá cả giảm, tình trạng thiếu việc làm và người tiêu dùng tích trữ tiền với dự đoán là giá cả còn giảm nữa thì điều này sẽ làm hại nền kinh tế, như kiểu truyền lực cho thói quen tiết kiệm và cứ thế xoáy xuống.

Việc giảm giá, nếu tồn tại, sẽ tạo ra một vòng xoáy xấu dẫn đến giảm lợi nhuận. Đóng cửa các nhà máy hàng loạt, thất nghiệp gia tăng. Giảm thu nhập và làm tăng việc vỡ nợ từ các khoản vay của công ty và cá nhân cũng là những hậu quả nặng nề từ giảm phát.

4. Lạm phát và giảm phát là tốt hay xấu?

Giảm phát và lạm phát là hai hiện tượng khá thường gặp trong trong một nền kinh tế. Ở một mức độ vừa phải nó có tác động tích cực đến thị trường. Tuy nhiên ở một mức độ cao thì cả lạm phát và giảm phát đều gây ra những hậu quả nặng nề như suy thoái, khủng hoảng kinh tế.

Lạm Phát Thấp, Tốt Hay Không?

4 tháng đầu năm nay, lạm phát cơ bản đang ở mức 2,2%

Như vậy, lạm phát theo cách tính của Việt Nam cho tới thời điểm này mới đang ở mức 0,04%, còn cách xa mục tiêu điều hành lạm phát 5% trong năm nay và thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kể từ năm 2006, “vô địch” về lạm phát sau 4 tháng là năm 2008, với mức tăng CPI so với tháng 12 năm 2007 là 11,16%. Năm ngoái, lạm phát sau 4 tháng là 0,88%, vẫn cao hơn nhiều so với mức lạm phát của 4 tháng đầu năm nay – chỉ 0,04%.

Đây là dấu hiệu cho thấy lạm phát năm nay có thể sẽ tiếp tục ở mức thấp. Năm 2014, lạm phát của Việt Nam là 1,84%.

Nhưng câu hỏi đặt ra là, lạm phát thấp có phải là tốt hay không?

Như một lẽ đương nhiên, TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế cho rằng, lạm phát thấp trong khi tăng trưởng cao là tốt. Và ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố tiên quyết tạo điều kiện cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó, ở một góc nhìn khác, TS. Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội Quốc gia cho rằng, lạm phát thấp lại đặt trong bối cảnh sản xuất công nghiệp đang phục hồi (Chỉ số Sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm nay tăng 9,4% so với cùng kỳ – PV), sức mua có dấu hiệu cải thiện (8%, sau khi trừ đi yếu tố giá cả, cao hơn nhiều mức tăng 4,65% và 5,6% của tương ứng hai năm 2013 – 2014 so với cùng kỳ), là một tín hiệu tích cực của nền kinh tế.

Mặc dù vậy, một cách thẳng thắn, TS. Trần Du Lịch đã nhắc tới sự chênh lệch giữa con số lạm phát thực tế và lạm phát kỳ vọng để nói về cái khó của cộng đồng doanh nghiệp.

“Năm 2014, lạm phát thực tế chỉ là 1,84%, trong khi lạm phát kỳ vọng là 5-7%. Trong khi đó, ngay từ đầu năm, doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch sản xuất – kinh doanh là dựa trên lạm phát kỳ vọng. Họ chấp nhận vay vốn với lãi suất vẫn 10-11%, nhưng lạm phát thực tế chỉ là 1,84%, như vậy là chi phí tài chính quá đắt. Ai cũng biết tăng trưởng cao mà lạm phát thấp thì là tốt, nhưng đặt trong bối cảnh này thì có phải là tốt hay không?”, ông Lịch đặt câu hỏi.

Câu hỏi này không phải là không có lý và cũng đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lý giải rằng, năm 2014, mục tiêu kiểm soát lạm phát được Chính phủ đặt ra ở mức 7%, sau đó kỳ vọng ở mức 4,5 – 5%. Tuy nhiên, do cuối năm, giá dầu trên thị trường thế giới giảm mạnh từ mức 120 USD xuống chỉ còn khoảng 40 USD/thùng, lại cộng thêm giá lương thực, thực phẩm giảm, giá dịch vụ công được giữ ổn định, nên lạm phát cả năm chỉ ở mức 1,84%.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng có chung quan điểm như vậy và cho biết, sau khi loại trừ các yếu tố nói trên, lạm phát cơ bản năm 2014 vẫn là 4,7% – một con số không thấp hơn lạm phát kỳ vọng.

Tuy nhiên, theo TS. Lê Đình Ân, vẫn phải tính đến một nghịch lý ở nền kinh tế Việt Nam hiện nay, như TS. Trần Du Lịch đã đề cập, đó là lạm phát dù thấp nhưng lãi suất vay vốn vẫn ở mức cao. “Nguyên nhân cơ bản là do vấn đề nợ xấu chậm được xử lý. Cần phải đẩy nhanh tiến trình này để doanh nghiệp được hưởng một mức lãi suất hợp lý hơn”, ông Ân nói.

Theo Đầu Tư

Lạm Phát Là Gì? Những Thảm Kịch Siêu Lạm Phát Tồi Tệ Nhất Lịch Sử

Lạm phát là gì?

Trong nền kinh tế của một quốc gia, lạm phát là sự gia tăng liên tục mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ khiên cho đồng tiền bị mất giá trị so với thời gian trước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giá trị của đồng tiền sẽ bị suy giảm. Khi so sánh với các nền kinh tế của quốc gia khác, lạm phát chính là sự giảm giá trị đồng tiền của quốc gia này so với quốc gia khác.

Hiện nay, lạm phát có 3 mức độ như sau:

Lạm phát tự nhiên: từ 0% đến dưới 10%;

Lạm phát phi mã: từ 10% đến dưới 1000%;

Siêu lạm phát: trên 1000%;

Nguyên nhân gây ra lạm phát

Trên thực tế, lạm phát được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân như lạm phát do cầu thay đổi, lạm phát do xuất khẩu, lạm phát do nhập khẩu, lạm phát tiền tệ… Tuy nhiên, lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát do cầu kéo là hai nguyên nhân chính, cụ thể như sau:

Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do sự tăng lên về nhu cầu tiêu dùng của thị trường được gọi là lạm phát do cầu kéo. Ví dụ như khi giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo sự tăng giá của rất nhiều dịch vụ khách như giá cước taxi, xe bus, giá vận chuyển hàng hóa, giá thực phẩm…

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các công ty, doanh nghiệp bao gồm những yếu tố như giá nguyên liệu đầu vào, máy móc, tiền lương, thuế, chi phí bảo hiểm cho nhân viên… Khi giá cả của một trong số những yếu tố trên tăng lên thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ tăng. Điều này sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Như vậy, mức giá chung của nền kinh tế sẽ tăng theo.

Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế

Lạm phát tác động đến nền kinh tế theo cả 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực. Cụ thể như sau:

Tác động tiêu cực

Các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc chống lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế bởi làm nên sự gia tăng chi phí cơ hội cho việc tích trữ tiền. Sự không chắc chắn về tốc độ lạm phát trong tương lai sẽ ngăn cản quyết định tiết kiệm và đầu tư. Nếu như lạm phát tăng trưởng nhanh, người tiêu dùng sẽ cảm thấy lo lắng về giá cả hàng hóa sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Tác động tích cực

Lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế đó là trong một số trường hợp có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên sự tác động tích cực này là không nhiều. Chính vì thế mà chính phủ của các quốc gia luôn tìm cách khắc phục tình trạng lạm phát ở mức độ cho phép.

Cách kiểm soát lạm phát

Hiện nay, có nhiều chính sách và phương pháp được nhiều nước áp dụng để kiểm soát tình trạng lạm phát. Bao gồm:

Giảm thiểu số lượng tiền giấy lưu thông bằng cách tăng lãi suất tiền gửi, phát hành trái phiếu, giảm sức ép lên giá cả hàng hóa dịch vụ…;

Thi hành một số chính sách thắt chặt tài chính như: cắt giảm chi tiêu, tạm hoãn những khoản chưa cần thiết, cân đối lại ngân sách nhà nước;

Vay viện trợ từ nước ngoài;

Cải cách tiền tệ;

Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng thông qua việc giảm thuế quan, khuyến khích tự do mậu dịch….

Bài viết trên chúng tôi đã đưa ra thông tin về lạm phát là gì? và những vấn đề xung quanh lạm phát được nhiều người quan tâm. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có thêm được những kiến thức bổ ích về lạm phát- một khái niệm khá quen thuộc của nền kinh tế.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chống Lạm Phát Hay Giảm Phát? trên website Duandautueb5.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!