Cập nhật nội dung chi tiết về 6 Tác Hại Dễ Thấy Nhất Của Facebook Đối Với Học Sinh mới nhất trên website Duandautueb5.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện nay, mạng xã hội Facebook được coi là công cụ rất hữu ích và được mọi lứa tuổi sử dụng. Trong số đó, học sinh là một trong những thành phần tham gia Facebook đông đảo nhất. Nếu không biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý thì đây chính là “con dao 2 lưỡi” đang len lỏi trong giới trẻ với những hậu quả đầy nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu gần đây, có hơn 1,5 tỉ người chỉ sử dụng riêng facebook mỗi tháng. Điều này chứng tỏ chúng đã trở nên phổ biến nhất hành tinh chỉ sau một vài năm ra mắt thị trường.
Quên mất mục tiêu cá nhân:
Suốt ngày đâm đầu vào smartphone hay laptop chỉ để lên facebook sẽ làm bạn quên đi mục tiêu của bản thân mà mình đặt ra. Bạn chẳng còn ý chí hay động lực để phấn đấu nữa chỉ vì chìm vào ” thế giới ảo” kia. Thay vì mỗi ngày rèn luyện cho mình những kỹ năng, trao dồi kiến thức thì bạn lại muốn nổi tiếng trên mạng bằng cách này cách khác, hoặc trở thành “anh hùng bàn phím” mà sự thật ngoài đời chả có gì.
Nguy cơ trầm cảm:
Theo các nghiên cứu cho thấy, khi tiếp xúc với facebook càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm càng cao. Đặc biệt với những người chẩn đoán mắc bệnh này từ trước thì khả năng bị càng cao hơn khi sử dụng. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật tiêu cực và bị quan khi cứ cắm đầu vào facebook.
Thị lực giảm sút:
Điều này là quá rõ ràng và ai cũng hiểu. Khi bạn tập trung vào màng hình liên tục trong suốt nhiều giờ liền, mắt của bạn sẽ phải làm việc cật lực và gây ra mỏi mắt. Nếu tiếp tục kéo dài, thị lực của bạn sẽ giảm rõ đấy!
Các khảo sát cho thấy ánh sáng của màng hình phát ra khi bạn sử dụng điện thoại nhiều sẽ làm cho não đánh lừa là chưa tới giờ ngủ. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy khó ngủ hoặc mất ngủ khi sử dụng chúng trên giường. Tốt nhất, nên để các thiết bị điện tử xa khu vực ngủ của bạn để bảo đảm sức khỏe mình được tốt nhất.
Giảm sự tập trung:
Bạn chẳng còn tập trung vào việc học được khi cứ nôn nao xem ai có đăng gì lên facebook không, hay hình ảnh của mình được bao nhiêu like rồi, …Bạn chỉ để tâm trí của mình trên trang mạng ảo đấy và rồi bạn chẳng làm được việc gì ngoài đời cả. Kể cả phụ giúp ba mẹ việc nhà hay cơm nước bạn cũng chẳng thể tập trung được.
Không những thế, việc đăng hình ảnh lên mạng sẽ làm bạn đắm chìm càng sâu khi phải bắt kịp theo xu thế của mọi người (phải đăng liên tục này nọ để được chú ý đến). Nó cứ kéo bạn lún sâu ngày càng nhiều và khó để bạn dứt ra được.
Ảnh hưởng “điều xấu” trên mạng:
Mạng facebook là nơi để mọi người kết nối với nhau, cùng chia sẽ nhưng thông tin hay kinh nghiệm của bản thân mình. Thế nhưng, ngày nay mọi người sử dụng facebook không còn đúng theo mục đích ban đầu nữa. Họ đăng lên bất cứ điều gì kể cả việc lăng nhục, hạ thấp hay hại người khác một cách thản nhiên.
Những video, những bài thơ, hay chỉ là một câu nói,…cũng dễ dàng tác động tới giới trẻ hiện nay. Giới trẻ ngày càng manh động hơn, bạo lực hơn và chúng thấy điều đó là bình thường để tiếp tục đăng những “thành tựu” mà chúng đạt được lên facebook.
Tác Dụng Của Đậu Bắp Đối Với Xương Khớp
Với tâm lý ăn gì bổ đó, không ít người nghĩ rằng ăn đậu bắp nhiều chất nhầy sẽ có tác dụng làm tăng nhớt trong khớp, giúp xương khớp hoạt động trơn tru, giảm tình trạng khô cứng khớp, vậy điều đó có đúng không?
Những người bị thoái hóa khớp, khi cử động thường bị đau nhức, kèm theo tiếng kêu lạo xạo, răng rắc. Với những biểu hiện như vậy nên người bệnh thường cho rằng khớp bị khô nhớt và mang tâm lý ăn gì bổ đó. Vì vậy, tác dụng của đậu bắp với xương khớp được nhiều người lý giải rằng, đậu bắp có nhiều nhớt sẽ bổ sung chất nhờn cho các khớp, giúp khớp hoạt động trơn tru, giảm tình trạng khô cứng.
Đậu bắp có tác dụng tăng dịch khớp như nhiều người nghĩ?
Việc hiểu đúng về tác dụng của đậu bắp rất có ý nghĩa trong việc chăm sóc sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp.
Tác dụng của đậu bắp với sức khỏe
Đậu bắp hay còn gọi là mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê giàu giá trị dinh dưỡng (chất xơ, vitamin A, C, K, acid folic…), rất có lợi cho sức khỏe.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Với hàm lượng chất xơ cao, đậu bắp giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn, hạn chế táo bón và tốt cho những người bị hội chứng ruột kích thích hay rối loạn tiêu hóa.
Kiểm soát cholesterol
Các pectin (chất nhầy) có trong đậu bắp bản chất là một loại chất xơ hoạt động như một chất làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, rất tốt cho những người bị tim mạch, huyết áp.
Món ăn từ đậu bắp ít calories, kiểm soát cholesterone, giảm đường huyết
Ổn định đường huyết
Hàm lượng chất xơ và chất nhầy trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách làm chậm tốc độ hấp thu đường từ ruột non, thân thiện với người bệnh tiểu đường.
Tăng cường hệ miễn dịch
Đậu bắp rất giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, kết hợp với chất xơ nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nhờ đó xây dựng khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại virus, vi khuẩn và nhiễm trùng hiệu quả.
Tốt cho da và mắt
Vitamin A và C có trong đậu bắp là những chất dinh dưỡng cần thiết, có lợi cho đôi mắt và lan da.
Hỗ trợ xương chắc khỏe
Nhờ chứa vitamin K và acid folic, đậu bắp được xem là thực phẩm có lợi cho xương, góp phần làm giảm tình trạng mất xương và loãng xương.
Đậu bắp không có tác dụng chuyên biệt với bệnh xương khớp
Các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt thoái hóa khớp bắt nguồn từ sự tổn thương đồng thời của sụn khớp và xương dưới sụn. Giải thích về cơ chế này, chúng tôi Nguyễn Việt Tiến (Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) cho biết:
Xương dưới sụn bị hư tổn khiến lớp sụn mất đi vùng tựa chịu lực và một nguồn cung cấp dinh dưỡng. Đồng thời, sụn thoái hóa với các vết loét và nứt gãy, cũng lại là yếu tố làm hủy hoại xương dưới sụn.
Vòng xoáy bệnh lý này khiến cho quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh và trầm trọng hơn. Do đó, việc ngăn chặn sự hủy hoại của hai thành phần này chính là giúp chặn quá trình thoái hóa khớp.
Tóm lại, chất nhầy trong đậu bắp (tương tự như chất nhầy có trong rau mồng tơi, rau đay, ốc sên…) không phải là nguyên liệu để xương khớp tổng hợp lượng dịch nhầy tự nhiên giúp bôi trơn bề mặt sụn như nhiều người lầm tưởng. Nên việc ăn các thực phẩm có nhiều chất nhầy như đậu bắp không giúp ích gì cho việc tái tạo sụn khớp và phục hồi tổn thương xương dưới sụn.
Vậy nên, để chăm sóc sức khỏe xương khớp, đặc biệt ở những người mắc bệnh thoái hóa khớp, cần ăn uống đa dạng, đủ chất để đảm bảo cơ thể được cung cấp các vitamin cần thiết như hoa quả, rau xanh chứa nhiều vitamin C, D; ăn nhiều cá, dầu hạt (óc chó, đay, oliu) có nhiều omega 3 và khoáng chất như can-xi có trong sữa, phô mai, rau trái xanh đậm màu… sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh góp phần tự sửa chữa những tổn thương trong khớp. Đồng thời, bổ sung các sản phẩm đã được khoa học chứng minh có tác dụng giảm đau, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn như tinh chất Collagen Peptide (có trong JEX). Một khi sụn khớp và xương dưới sụn được phục hồi, khỏe mạnh sẽ giúp kéo dài tuổi thọ hệ xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giúp người bệnh cải thiện các vận động co duỗi, đi lại và giảm thiểu các cơn đau khớp khi về đêm hoặc gần sáng.
Cẩm Lai
Tác Hại Của Việc Ăn Đêm Với Sức Khỏe
Thói quen ăn đêm thường bắt nguồn từ những đêm ngủ muộn. Hầu hết những người thức khuya đều gặp tình trạng đói giữa đêm và phải ăn đêm mới đi ngủ được. Hơn nữa, với nhịp sống nhộn nhịp như hiện nay, rất nhiều bạn trẻ có thú chơi mới là đi chơi khuya, ăn đêm với bạn bè. Tuy nhiên, đây lại là một trong những thói quen cực hại sức khỏe mà giới trẻ hiện nay đang cứ vô tư lặp đi lặp lại hàng ngày.
1. Tăng cân, béo phì
Ăn đêm là nguyên nhân hàng đầu khiến cân nặng tăng mất kiểm soát. Trao đổi chất của cơ thể có xu hướng chậm lại vào cuối ngày nên nếu bạn ăn quá muộn thì thực phẩm sẽ khó tiêu hóa. Những thực phẩm này thay vì chuyển thành năng lượng thì lại chuyển hóa thành chất béo và khiến cơ thể đặc biệt là phần bụng dưới béo lên dễ dàng. Tình trạng này nếu kéo dài thì nguy cơ mắc bệnh béo phì sẽ rất cao.
2. Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Ăn đêm khiến dạ dày phải tăng cường hoạt động để tiêu hóa thức ăn. Dạ dày cứ hoạt động liên tục như vậy trong lúc ngủ sẽ khiến cơ thể không thể nào nghỉ ngơi hoàn toàn mà rơi vào trạng thái khó ngủ, ngủ chập chờn. Đặc biệt, nếu bạn ăn đêm nhiều đêm liên tiếp sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học sẽ khiến bạn mất ngủ giữa chừng.
Lịch ngủ giúp cơ thể hồi phục chức năng nội tạng
Một khi chất lượng giấc ngủ không tốt thì cực kỳ hại sức khỏe bởi nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như giảm trí nhớ, trầm cảm, huyết áp, tim mạch thậm chí cả ung thư và đột quỵ.
3. Các vấn đề về tiêu hóa, bệnh dạ dày
Sau khi ăn đêm, nếu nằm ngủ ngay sẽ dễ gặp tình trạng trào ngược axit dạ dày. Axit dạ dày đi ngược lên thực quản không chỉ gây ợ nóng mà còn gây đau tức ngực lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nguy hại khác.
Ngoài ra, ăn đêm còn khiến dạ dày không được nghỉ ngơi trái lại phải làm việc cật lực nên ngày càng yếu đi. Hơn nữa, niêm mạc dạ dày thường được tái tạo vào ban đêm. Do đó, nếu bạn ăn đêm thường xuyên sẽ khiến niêm mạc không được tái tạo ngày càng suy yếu và dễ viêm loét.
Đặc biệt, khi ngủ thức ăn không được tiêu hóa hết, ứ đọng trong dạ dày là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Các vi khuẩn này kích thích niêm mạc, gây hại dạ dày lâu ngày gây ra viêm loét thậm chí cả ung thư dạ dày.
4. Tiểu đường
Ăn đêm sẽ làm giảm lượng insulin sinh ra. Insulin có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, khi lượng insulin không đủ sẽ gây tăng đường huyết, dẫn tới bệnh tiểu đường. Một khi đã mắc tiểu đường thì bạn có nhiều nguy cơ gặp phải các biến chứng đáng sợ như mờ mắt thậm chí mù lòa, loét chân dễ dẫn đến hoại tử và cưa chân, suy thận, đau tim, đột quỵ…
5. Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ
Thói quen ăn đêm không những làm tăng “gánh nặng” cho dạ dày mà còn gây tăng huyết áp. Đặc biệt, nếu ăn xong rồi ngủ ngay sẽ làm chậm quá trình lưu thông máu nên thành phần chất béo trong máu sẽ thấm vào thành mạch, gây xơ vữa động mạch.
Nguy hiểm hơn, các triệu chứng ợ nóng, trào ngược axit do ăn đêm có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ. Bên cạnh đó, khoa học còn chỉ ra mối tương quan thuận giữa ăn tối muộn và nguy cơ đột quỵ, tức là bạn ăn càng khuya thì nguy cơ đột quỵ càng tăng cao.
Đi ngủ sớm là cách tốt nhất để tránh ăn đêm.
Nên ăn tối sớm, tốt nhất là ăn tối trước 19h.
Nên ăn tối sớm, tốt nhất là ăn tối trước 19h.
Tuy nhiên, có đôi lúc công việ c quá nhiều, tăng ca, họp hành,… khiến bạn không thể tranh thủ dùng bữa tối trước 19h tối như lời khuyên của chuyên gia, lúc đấy bạn nên ăn khuya như thế nào để tốt cho sức khỏe hay chí ít giảm thiểu tối đa tác hại của việc ăn khuya?
Nếu trường hợp bắt buộc cần thức khuya, để ăn đêm đúng cách và không gây hại cho sức khỏe, bạn nên tránh các thực phẩm không lành lạnh, nhiều chất béo, calo, thức ăn nhanh, thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ…Thay vào đó hãy ăn những thực phẩm nhẹ, dễ tiêu. Sữa ấm, chuối hoặc 1 cốc mật ong pha nước ấm cũng sẽ giúp ngủ ngon mà ít hại sức khỏe hơn.
Nếu bạn có nhu cầu lựa chọn Nệm & Chăn Ga Gối chính hãng và chất lượng, đừng ngần ngại liên hệ: Hotline mua hàng: 1800 2092 (Miễn phí cước).
Hoặc trực tiếp đến một trong các cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng Vua Nệm trên toàn quốc: https://vuanem.com/stores để được trải nghiệm thực tế trước quyết định mua hàng.
Những Tác Hại Của Đậu Phộng
Các nội dung chính trong bài viết
Điểm qua một vài lợi ích của đậu phộng
Đậu phộng là một loại thực phẩm rất quen thuộc với chúng ta. Theo phân tích thành phân dinh dưỡng của đậu phộng, loại hạt này có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất với hàm lượng cao hơn từ 2 đến 3 lần so với các loại rau xanh thông thường. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, ăn đậu phộng rất tốt cho hệ tim mạch giúp giảm tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch, ngăn ngừa ung thư dạ dày, cải thiện trí nhớ, giảm triệu chứng trầm cảm, chống lão hóa, làm đẹp da, phòng chống loãng xương, …
Tác hại của đậu phộng không phải ai cũng biết
Theo nhiều thống kê, đậu phộng là một trong những loại thực phẩm gây dị ứng đối với nhiều người. Các nhà khoa học đã tìm được 11 chất gây ra dị ứng có trong đậu phộng. Các chất này tuy không có hại nhưng đối với một số người cơ thể lại không thể dung nạp các chất này. Do đó, cơ thể sẽ sản sinh ra các immunoglobulin E (lgE) để chống lại các hoạt chất được cho là mối nguy hại trên. lgE sau khi được sản sinh sẽ tạo ra một số phản ứng đối với cơ thể như nổi mề đay, mẩn ngứa, tiêu chảy, tụt huyết áp, … Nếu lượng lgE quá nhiều thậm chí có thể gây ra trụy tim, suy hô hấp, hôn mê và nặng nhất là gây ra tử vong. Vì thế, dị ứng là một tác hại của đậu phộng mà các bạn cần phải cảnh giác.
NOTE: khoảng 1% dân số thế giới được cho là bị dị ứng với đậu phộng tính cả các trường hợp dị ứng nhẹ hoặc nặng. Trong số những đối tượng bị dị ứng, trẻ em chiếm đa số nhưng những người tử vong vì dị ứng đậu phộng lại đa phần là người lớn.
Những người bị bệnh gout thường phải rất chú ý chế độ ăn uống và không nên ăn các đồ ăn có nhiều protein và dầu mỡ. Tuy nhiên, đậu phộng lại là một loại thức ăn giàu protein và nhiều chất béo, do vậy những ai bị gout không nên ăn đậu phộng sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
Đậu phộng đối với người có sức khỏe bình thường hết sức an toàn. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp lại gây ra chứng khó tiêu do trong đậu phộng có chứa nhiều chất béo. Trong 100g đậu phộng cung cấp tổng lượng chất béo đủ cung cấp 165% nhu cầu chất béo cho cơ thể trong một ngày. Do vậy, nếu bạn đang có vấn đề về túi mật, đường ruột, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón thì không nên ăn lạc. Lượng chất béo quá cao có trong lạc sẽ làm các bệnh nhân có vấn đề về túi mật không tiết đủ dịch mật để tiêu hóa và những người có vấn đề về tiêu hóa sẽ không hấp thu được lượng chất béo này gây ra chứng khó tiêu.
Theo y học cổ truyền, đậu phộng có tính nóng nên nếu ăn nhiều sẽ gây ra nóng trong. Vì thế đối với những người bị nóng trong thì không nên ăn nhiều đậu phộng. Nếu giải thích theo y học hiện đại, ăn đậu phộng tức là cơ thể sẽ nạp vào một lượng chất béo và protein lớn. Khi đó, các cơ thể sẽ phải sản xuất ra các dịch tiêu hóa để tiêu hóa chất béo và protein này. Việc tiêu hóa chất béo khiến cơ thể phải hoạt động nhiều dẫn đến việc mất nước và sinh nhiệt hay nhiều người gọi là nóng trong.
Một trong những tác hại của đậu phộng chính là dẫn đến béo phì. Trong 100g đậu phộng chứa tới 49,24g chất béo đủ cung cấp 165% nhu cầu chất béo cần thiết cho một ngày và cung cấp 567 calo. Do vậy, ăn nhiều đậu phộng sẽ không tốt và có thể gây ra chứng béo phì. Ngoài ra, lượng chất béo có trong đậu phộng cũng không tốt cho hệ tim mạch nên chỉ ăn lượng vừa phải chứ không nên ăn nhiều đậu phộng.
Tuy đậu phộng tốt cho hệ tim mạch giúp giảm cholesterol xấu trong máu nhưng ăn nhiều đậu phộng lại làm tăng lượng chất béo trong máu. Lượng chất béo trong máu tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ bị các bệnh như cao huyết áp, xơ cứng động mạch và nặng có thể gây đột quỵ. Do vậy, chỉ nên ăn với lượng vừa phải sẽ tốt cho hệ tim mạch, ăn quá nhiều sẽ làm phản tác dụng.
Mặc dù đậu phộng không chứa hàm lượng đường cao nhưng ăn nhiều đậu phộng lại làm tăng lượng đường trong máu không hề tốt đối với các bệnh nhân bị tiểu đường. Nguyên nhân vẫn là do đậu phộng chứa hàm lượng chất béo rất cao nên việc ăn đậu phộng sẽ làm lượng chất béo có trong máu tăng lên khiến cho cơ thể không thể duy trì lượng đường trong máu như bình thường.
Qua vài tác hại của đậu phộng vừa kể trên, có thể thấy rằng đậu phộng tuy có nhiều mặt tốt nhưng cũng có nhiều mặt hại nếu không sử dụng đúng cách. Vì thế, dể tránh các tác hại của đậu phộng, các bạn hãy nhớ kỹ những tác hại bên trên và tránh ăn đậu phộng khi bị các vấn đề về tiêu hóa, túi mật, dị ứng, tim mạch, tiểu đường, nóng trong và gout.
Bạn đang đọc nội dung bài viết 6 Tác Hại Dễ Thấy Nhất Của Facebook Đối Với Học Sinh trên website Duandautueb5.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!