Đề Xuất 6/2023 # 12 Lợi Ích Của Việc Uống Trà Mỗi Ngày Bạn Nên Biết? # Top 12 Like | Duandautueb5.com

Đề Xuất 6/2023 # 12 Lợi Ích Của Việc Uống Trà Mỗi Ngày Bạn Nên Biết? # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 12 Lợi Ích Của Việc Uống Trà Mỗi Ngày Bạn Nên Biết? mới nhất trên website Duandautueb5.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

12 lợi ích của việc uống trà mỗi ngày bạn nên biết?

1.Trà có rất nhiều chất chống oxy hóa

Tại sao chất chống oxy hóa lại tốt cho chúng ta?

Khi chúng ta ăn, cơ thể phải chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Kết quả là quá trình này sản sinh ra các phụ phẩm gọi là gốc tự do. Những chất hóa học này khá độc hại và có thể gây tổn thương cho cơ thể thông qua quá trình gọi là oxy hóa. Về mặt lí thuyết, các gốc tự do này chính là tác nhân gây lão hóa.

Nhưng đừng lo, chúng ta có thể chống lại các gốc tự do này bằng cách hấp thụ các chất chống oxy hóa và có một cách đơn giản đó là uống trà mỗi ngày

Trong những thí nghiệm lâm sàng được công bố bởi Hiệp hội dinh dưỡng Mỹ, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc uống trà mỗi ngày có thể mang đến những tác dụng tích cực cho sức khỏe. Những giả thuyết đó đến từ việc trà xanh chứa hàm lượng cao các chất flavonoid, chất chống oxy hóa có khả năng dọn dẹp bọn gốc tự do tai hại kia.

2. Uống trà chống ung thư

Trà được chứng minh là kích hoạt enzym giải độc bên trong cơ thể ngăn ngừa sự phát triển của khối u, và có sự liên hệ giữa việc phòng chống ung thư với việc uống trà.

Theo một nghiên cứu đang được thực hiện trên phụ nữ bị ung thư vú đã cho thấy hoạt chất polyphenol trong trà xanh có thể làm giảm các loại protein gây sự tăng trưởng tế bào khối u.

3. Uống trà giúp cải thiện chí nhớ

Nghiên cứu sử dụng những tình nguyên viên nam khỏe mạnh, đưa cho họ một loại thức uống có chiết xuất trà và nhận thấy không những kết nối giữa các bộ phận trong não được tăng lên mà còn cải thiện hiệu suất khi làm các bài kiểm tra trí nhớ.

 4. Giảm stress

Tôi có một người bạn dùng thường xuyên l-theanine, một loại amino axit hầu như chỉ tìm thấy trong trà. Anh ta mắc chứng lo âu mãn tính nhẹ dẫn đến nhiều tình huống nổi nóng. Tôi thì không muốn thử những tình huống chút đó chút nào. Tôi chỉ muốn nói rằng trà xanh có l-theanine và l-theanine có thể giúp bạn thư giãn và giảm lo âu.

Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí “Xu hướng về Khoa học và Công nghệ thực phẩm” bởi nhóm của tiến sĩ Juneja đã chỉ ra l-theanine hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh làm tăng sóng alpha trong não. Sóng alpha được xem như một dấu hiệu của sự thư giãn. Những tình nguyện viên được bổ sung 50-200mg l-theanine và nhận thấy sóng alpha tăng lên mà không gây buồn ngủ.

5. Uống trà tốt cho sức khỏe tim mạch

Trà tốt cho tim mạch Tôi không phải là bác sĩ nhưng có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trà xanh có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim.

Theo Havard Heart Letter, người Nhật Bản uống năm cốc trà mỗi ngày có tỉ lệ đau tim thấp hơn 26%.

Trong một nghiên cứu khác, Trường Y Dược Athens đã yêu cầu 14 tình nguyện viên uống trà xanh và nước ấm có cafein. Bằng cách đo huyết áp và siêu âm để kiểm tra xem mạch có giãn nở ra hay không, các bác sĩ đã nhận thấy rằng những người uống trà xanh có mạch giãn ra đáng kể, nghĩa là giúp giảm các nguy cơ về tim mạch như xơ vữa động mạnh.

6. Uống trà giúp đốt cháy chất béo

“Trà có tính sinh nhiệt và thúc đẩy quá trình oxy hóa do có chứa cafein”. Đó là điều tiến sĩ Abdul G. Dulloo, tác giả của một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Dinh Dưỡng Lâm Sàn Hoa Kì nói với WebMD.

Sinh nhiệt là hiện tượng đốt cháy năng lượng trong cơ thể khi đang ăn uống, chắc bạn có thấy những lúc có người ăn xong toát hết cả mồ hôi.

Cà phê giúp đốt cháy chất béo và tăng sự trao đổi chất nhưng tác dụng đó của trà xanh còn nhiều hơn.

Một phần khác trong tạp chí “Tiến Bộ Trong Dinh Dưỡng” đề cập một số nghiên cứu đã chứng minh trà xanh có thể cải thiện việc đốt cháy chất béo như thế nào.

Những nghiên cứu đó vẫn còn hạn chế về việc chỉ ra các lợi ích của trà xanh đối với sức khỏe nhưng nếu nó có tác dụng đốt cháy chất béo thì sao lại không thử chứ.

Chúng ta đã biết trà có nhiều chất chống oxy hóa, nó tốt cho cả tim mạch, não bộ và chống ung thư, giờ nó còn giúp đốt chất béo dư thừa thì sao chúng ta lại không tích cực uống cơ chứ?

8. Uống trà giúp diệt khuẩn

Khi bạn bị bệnh, bác sĩ cho bạn uống kháng sinh. Tất cả chúng ta đều như vậy, nhưng uống kháng sinh được kê đó có phải là phương pháp tốt? Một phương thuốc tự nhiên thì sao? Tôi không nói trà xanh sẽ chữa khỏi khi bạn nhiễm bệnh (có thể là không), nhưng chắc nó cũng chẳng tốn gì mà không thử.

Trà xanh chứa các chất chống oxy hóa khác gọi là catechin. Theo một nghiên cứu được công bố trên tập san “Công Nghệ Thực Phẩm”, các catechin này, đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG) and epicatechin gallate (ECG), có thể ngăn cản sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn. Những catechin này gắn kết với nhau thành lớp màng bao quanh vi khuẩn. Bằng cách chui vào lớp ngoài của vi khuẩn, EGCG và ECG ngăn vi khuẩn phát huy tác hại gây bệnh.

9. Uống trà kiểm soát mức mỡ cholesterol

Tình trạng cholesterol cao khá phổ biến, 73.5 triệu người lớn có nồng độ LDL cholesterol cao điều mà tôi đã đề cập ở bài viết về dầu dừa. Rõ ràng là mọi người đang tìm các giải pháp để giảm lượng cholesterol “xấu”. Trà xanh giúp chúng ta kiểm soát được điều đó.

10. Uống trà tốt cho sức khỏe răng miệng

trà xanh làm sạch và tốt cho răng miệng cùng hơi thở thơm tho

Tất cả chúng ta đều thích ăn uống phải không? Chứ nếu không thì chúng ta đọc những kiến thức về dinh dưỡng thực phẩm ở trang chúng tôi này làm gì ?

Tôi cũng thích ăn uống. Vấn đề là khi ăn, chúng ta đưa vào miệng nhiều thứ như vi khuẩn, có thể gây sâu răng. Và khi chúng ta ăn đồ ngọt, khả năng bị sâu răng lại càng tăng vì nhiều vi khuẩn sử dụng đường để sinh sôi.

Thế đó, sâu răng rõ ràng là buồn rồi nhưng trà xanh làm thế nào có thể giúp môi trường răng miệng sạch sẽ khỏe mạnh ?

Đây là một bản tóm tắt nhanh các tác dụng của trà xanh được liệt kê bởi trang besthealthmag.ca:

Hôi miệng – vi khuẩn và vi sinh vật làm hơi thở của chúng ta có mùi, đặc tính chống vi khuẩn của trà xanh sẽ giúp hơi thở của bạn trở lại tự nhiên. Ung thư miệng – trà xanh không chỉ giúp ngừa ung thư vú và tuyến tiền liệt như đã đề cập ở trên, nó cũng giúp làm chậm sự tiến triển của ung thư miệng. Mòn răng – một nghiên cứu trên một tạp chí về nha chu học chỉ ra rằng trà xanh có thể giảm đáng kể việc mất men răng. Nướu – những chất chống oxy hóa của trà xanh có tác dụng chống viêm. Vậy nên chúng có thể giúp trong việc kiểm soát các bệnh về nướu. Sâu răng – trà xanh ngừa khuẩn như đã đề cập bên trên. Nó giúp giảm lượng vi khuẩn và axit trong miệng. Trà xanh hỗ trợ sức khỏe dạ dày

11.Uống trà tốt cho dạ dày bao tử

Theo Medscape đăng vào năm 2012 rằng có 20% người bị viêm loét đại tràng và viêm đường ruột. Và theo bệnh viện Florida, có hơn 40% người Mỹ ợ chua ít nhất 1 lần/1 tháng.

Tác dụng chống viêm của Uống trà được đề cập ở trên có thể giúp ngăn các vấn đề khó chịu trên. Một nghiên cứu ở Đại học Cincinnati đã nhận thấy EGCG trong trà xanh có lợi cho những người bị viêm đại tràng và đường ruột. Chưa kể những đặc tính chống ung thư còn có tác dụng với ung thư đại tràng.

12. Uống trà là thần dược tuổi thanh xuân

Như đã đề cập, trong Trà chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong khi tác nhân chính gây ra lão hóa là sự oxy hóa bởi các gốc tự do. Theo San Francisco Gate, một nghiên cứu từ Đại học Campbell đã phát hiện rằng những người Nhật biết trà đạo có tuổi thọ cao hơn.

Không chỉ vậy, tác dụng chống viêm và đốt chất béo thừa đã đề cập phía trên giúp sức khỏe tốt hơn đồng thời nâng cao tuổi thọ.

Các gốc tự do cũng ảnh hưởng lên làn da của chúng ta, và các chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp ức chế các gốc tự do phá vỡ collagen, loại protein trong da giúp chúng ta trông tươi trẻ.

Mình rút được kinh nghiệm cần lưu ý là không nên uống trà xanh vào buổi sáng khi chưa ăn gì (nhưng uống nước buổi sáng lúc đói thì lại rất tốt!) sẽ khiến kích ứng niêm mạc dạ dày tăng axit chua có thể gây táo bón, buồn nôn. Thêm nữa là chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị khiến bạn cảm thấy cồn cào, nôn nao trong người. Để khắc phục lúc này chỉ cần thêm chút cream hoặc sữa.

Ngoài ra còn một số nguyên tắc uống trà bổ ích như sau:

+ Trà nóng tốt hơn trà lạnh vì có thể gây đình trệ khí, không tốt cho phế phổi. Vì vậy đi mấy tiệm ăn thà kêu nước suối còn hơn uống trà đá (nếu họ không có trà nóng).

+Tránh dùng trà để uống thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

+Tránh uống trà đã để lâu vì một số vitamin trong trà sẽ bị phân hủy ảnh hưởng không tốt.

+ Đừng uống trà ngay sau khi ăn mà nên chờ 30 phút sẽ có lợi cho sức khỏe. Phụ nữ có thai không nên uống nhiều, chỉ 1 tách/ngày là đủ.

Một lưu ý đặc biệt nữa là nên sử dụng các sản phẩm Trà Sạch, để lợi ích của việc uống trà đạt hiệu quả tối đa.

*Lưu ý: Công dụng của sản phẩm này có thể thay đổi tủy theo cơ địa và thể trạng của từng người.

Lợi Ích Của Việc Hiến Máu

LỢI ÍCH CỦA VIỆC HIẾN MÁU

Máu là một dược phẩm quí mà cho đến nay chưa có chất thay thế hoàn toàn chức năng của nó, vì vậy nguồn máu để cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân vẫn từ nguồn người hiến máu.

Hiện nay nhu cầu sử dụng máu của Việt nam là khoảng 1.600.000 đơn vị máu (Theo ước tính của WHO). Mặc dù số lượng máu hàng năm đều tăng nhưng chúng ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng. Điếu này khiến cho cuộc sống của những người bệnh cần truyền máu bị đe dọa từng ngày.

Tất cả chúng ta, người có sức khoẻ bình thường đều có thể hiến một phần máu của mình để cứu người mà không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ. Điều này đã được chứng minh bằng cơ sở khoa học và thực tiễn.

Mỗi lần tham gia hiến máu người hiến máu được bác sĩ khám và tư vấn cho người hiến máu. Lượng máu hiến một lần không quá 9ml/kg (<1/10 lượng máu của cơ thể). Ngay trong khi hiến máu số lượng máu trong cơ thể của bạn có thể thay đổi nhưng bạn đừng lo các chỉ số vẫn ở trong giới hạn sinh lý bình thường, và cơ thể tự điều hòa không ảnh hưởng đến chức năng sống còn của cơ thể.

Thành phần máu bao gồm tế bào máu và huyết tương chúng luôn được đổi mới hàng ngày. Mỗi tế bào máu có đời sống nhất định như hồng cầu là 120 ngày. Tiểu cầu 8-12 ngày, bạch cầu. Mỗi ngày số lượng tế bào máu bị tiêu huỷ sinh lý do tới giới hạn của đời sống là khoảng 25-50 ml máu. Tủy xương là cơ quan tạo máu chính, nó sản sinh các tế bào máu mới tương đương với lượng máu bị hủy sinh lý. Khi máu ngoại vi thiếu hụt dưới tác động của cơ chế kích thích tạo máu, tủy xương sẽ tăng sinh gấp 7-8 lần bình thường để tạo ra hồng cầu và các tế bào máu mới. Sau thời gian hiến máu khoảng từ 3-4 tuần các thành phần máu được hồi phục gần như bình thường. Do đó khi hiến máu việc thay đổi một số lượng tế bào máu già cỗi bằng số lượng tế bào máu mới khỏe mạnh có đời sống dài đảm bảo chức năng tốt hơn. Ngoài ra các kích tố của một số cơ quan nội tiết, tiết ra để kích thích tạo tế bào máu còn tạo cho việc chuyển hoá của cơ thể tốt hơn sau khi hiến máu.

Người hiến máu khi tham gia hiến máu được tư vấn về sức khỏe, được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có giá trị bồi hoàn lại máu (trong trường hợp không may bản thân cần phải truyền máu) tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc, Ngay sau khi hiến máu người hiến máu được bời dưỡng bằng một xuất ăn nhẹ, trao tặng quà, và hỗ trợ tiền chi phí đi lại. Ngoài ra người hiến máu được tôn vinh khen thưởng với số lần đã hiến máu. Người hiến máu tham gia hiến máu trở lại sau thời gian tối thiểu là 3 tháng.

Máu sau khi được thu nhận từ các nguồn hiến máu, Ngân hàng máu sẽ thử các xét nghiệm trên các túi máu về nhóm máu, các virút, vi trùng, ký sinh trùng lây qua đường truyền máu như viêm gan siêu vi B, C, HIV, HTLV, Giang mai, Sốt rét, kháng thể bất thường, để loại các túi máu có mầm bệnh. Từ một túi máu toàn phần Ngân hàng máu có thể tách ra thành nhiều loại sản phẩm máu khác nhau. Tùy từng nhu cầu của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ điều trị có những chỉ định sử dụng các sản phẩm máu đặc hiệu theo nguyên tắc thiếu thành phần nào truyền thành phần máu đó.

Hiến máu nhận đạo, người hiến máu làm việc thiện san sẻ với cộng đồng, có ý thức đảm bảo an toàn cho người nhận, bản thân giữ gìn sức khỏe có lối sống lành mạnh để tiếp tục tham gia hiến máu trở lại, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ không có hại cho sức khỏe.

Ngày 14 tháng 6 hàng năm là ngày thế giới tôn vinh những người hiến máu. Có những người hiến máu 20 lần, 30 lần, 40 lần, 50 lần và hơn nữa nhưng họ vẫn học tập và công tác bình thường. Có những gia đình cả gia đình đều tham gia hiến máu. Nếu không có người hiến máu thì không có máu để truyền cho bệnh nhân. Máu là một móm quá vô giá mà người hiến máu đã tặng cho người bệnh cần truyền máu để họ có thêm cơ hội để chống chọi với bệnh tật. Họ rất đáng được xã hội trân trọng và ghi nhớ.

Trương Thị Kim Dung

Lợi Ích Của Hiến Máu

1. Hiến máu giúp tạo trạng thái tinh thần tích cực, tâm lý thoải mái

Lợi ích của hiến máu đầu tiên là giúp người hiến máu có những trải nghiệm tâm lý và tinh thần thú vị.

Hiến máu đem lại cho người hiến cảm giác tự hào và hạnh phúc vì hành động của bạn có thể cứu giúp tính mạng của ai đó. Phần máu bạn hiến được tách thành nhiều thành phần theo nhu cầu của bệnh nhân. Các thành phần đó có thể được truyền cho những người nhận khác nhau.

Tự tin vào sức khỏe của bản thân: Hiến máu là biểu hiện chứng tỏ sức khỏe tốt, chất lượng máu tốt; niềm tin đó rất có lợi cho người hiến máu.

2. Được kiểm tra, tư vấn sức khỏe, giúp người hiến máu theo dõi và tự giám sát sức khỏe của mình

Mỗi lần hiến máu, người hiến máu sẽ được kiểm tra sơ bộ về sức khỏe: khám sức khỏe, đo huyết áp, nhịp tim…và được xét nghiệm trước hiến máu.

Máu hiến tặng được sàng lọc: virus viêm gan B, viêm gan C, HIV, giang mai; người hiến máu được biết những kết quả xét nghiệm này.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã triển khai quà tặng cho người hiến máu là các gói xét nghiệm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe thay cho các gói quà lưu niệm dành cho người HM. Thông qua việc lựa chọn các gói xét nghiệm phù hợp qua mỗi lần hiến máu, người hiến máu có thể nắm bắt và theo dõi kết quả xét nghiệm cũng như sức khỏe của mình

Như vậy, mỗi lần hiến máu là một lần được kiểm tra sức khỏe, giúp cảnh báo và phát hiện những nguy cơ đối với sức khỏe để có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, với người hiến máu thường xuyên, việc hiến máu sẽ giúp họ tự giám sát sức khỏe của mình.

3. Lợi ích của hiến máu còn giúp làm giảm quá tải sắt trong cơ thể

Theo các nghiên cứu, Mỗi ngày trong cơ thể có khoảng 200 – 400 tỷ hồng cầu chết tự nhiên và được thay thế bằng hồng cầu mới. Lượng huyết sắc tố bị tiêu hủy sẽ giải phóng ra một lượng sắt, một phần tái hấp thu tạo máu mới, một phần thải ra ngoài và một phần tồn tại trong cơ thể, là kho dự trữ.

Hiến máu làm giảm lượng sắt dư thừa và những người hiến máu thường xuyên sẽ giúp quá trình thải sắt thuận lợi.

4. Hiến máu giúp tăng tạo máu mới

Mỗi lần hiến máu là cho đi, mất đi nhiều thành phần như: hồng cầu, tiểu cầu, đường huyết, cholesterol, sắt, kali… Nhờ đó, hiến máu giúp thanh thải và giảm gánh nặng thoái hóa cho cơ thể.

Việc hiến máu còn là “sức ép” cho cơ thể sinh máu mới, nhất là hồng cầu để bù cho lượng hồng cầu đã hiến đi, qua đây kích thích tủy xương tăng sinh máu.

5. Hiến máu làm giảm nguy cơ xuất hiện đột quỵ, tim mạch

Sự có mặt quá nhiều của sắt trong máu làm thúc đẩy quá trình ô xy hóa cholesterol. Sản phẩm của quá trình này lắng đọng ở lớp dưới nội mô mạch máu, làm tăng nguy cơ xuất hiện mảng xơ vữa mạch máu. Đây là một trong những nguyên nhân gây các cơn đau tim và đột quỵ.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hiến máu thường xuyên sẽ góp phần giảm ứ đọng sắt, nhờ đó giúp giảm nguy cơ xuất hiện các cơn đột quỵ, tim mạch.

6. Hiến máu giúp tăng quá trình đốt cháy calo và giúp đỡ trong việc giảm cân

Ước tính mỗi lần hiến 450 ml máu giúp đốt cháy khoảng 650 calo trong cơ thể và giảm lượng cholesterol trong máu. Đây là biện pháp hữu ích trong việc giảm cân ở những người có cân nặng trên mức trung bình của cơ thể.

7. Mỗi lần hiến máu là một lần gửi máu vào ngân hàng máu

Mỗi lần hiến máu một lần người hiến máu gửi máu của mình vào ngân hàng máu. Khi không may mắn, người hiến máu cần nhận máu, xuất trình giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện sẽ được bồi hoàn máu miễn phí tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.

TS. BS. Ngô Mạnh Quân

Uống Trà Nhiều Có Tốt Không? 4 Tác Hại Nên Biết

Uống trà nhiều có tốt không? Câu trả lời nằm ở lượng trà bạn uống hàng ngày. Nếu bạn uống trà ở mức độ hợp lý thì rất tốt. Vì trà là loại thức uống có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều trà trong một ngày thì lợi bất cập hại. Không những sức khoẻ của bạn không được cải thiện. Mà bạn cũng sẽ gặp một số vấn đề về sức khoẻ.

Lưu ý là những tác dụng không mong muốn sau đều là những trường hợp uống một số lượng trà rất lớn trong một khoảng thời gian dài. Nếu bạn uống trà điều độ với số lượng 4-5 tách trà. Hay 2-3 ấm trà hàng ngày thì không có vấn đề gì cả.

Cơ thể bị mất nước

Nhiều người lầm tưởng là uống nhiều trà thì cơ thể sẽ được cấp nhiều nước. Thế nhưng có một số trường hợp trà có tác dụng ngược lại. Trong trà có chứa rất nhiều caffeine. Mà caffeine lại là thành phần giúp lợi tiểu. Thế nên khi uống quá nhiều trà thì chúng ta lại càng thải ra nhiều nước. Lúc này cơ thể rất dễ bị mất nước.

Thế nên bạn không nên hấp thụ lượng nước mà cơ thể cần trong ngày chủ yếu bằng việc uống trà. Mà bạn cần hấp thu nước qua những loại thực phẩm khác nữa. Chẳng hạn như uống nước lọc, trái cây hay canh rau củ nữa.

Giảm khả năng hấp thụ một số chất khoáng

Việc uống quá nhiều trà có thể làm giảm khả năng hấp thụ một số chất khoáng cần thiết. Trong trà có chứa nhiều tannin. Đây là thành phần giúp bảo vệ cơ thể bằng cách giúp ruột hạn chế hấp thụ một số hợp chất không tốt. Tuy nhiên, tannin lại quá ‘mạnh tay’ khi hạn chế luôn viêc hấp thụ một số hợp chất tốt như kẽm, sắt và cả canxi nữa.

Để hạn chế viêc hấp thụ những chất khoáng tốt. Thì bạn nên uống trà ít nhất là 30 phút sau khi ăn.

Gây nghiện trà

Nghiện trà có thể được xem là một thói quen tốt. Vì thói quen uống trà thường xuyên góp phần cải thiện sức khoẻ cho chúng ta. Tuy nhiên, một số người khi thiếu trà thì lại không thể làm việc hay học tập hiệu quả được. Việc này có thể dẫn đến việc quá lệ thuộc vào việc uống trà.

Khi lệ thuộc thì chúng ta sẽ uống nhiều trà hơn mức cần thiết. Và kết quả là những tác hại không mong muốn sẽ xuất hiện. Việc bạn cần làm là hạn chế lượng trà bạn hấp thụ trong ngày. Việc cắt ‘cơn nghiện’ này có thể bao gồm thay trà bằng trà thảo mộc hay nước sôi.

Lo lắng và mất ngủ

Uống trà bị mất ngủ là hiện tượng thường thấy ở rất nhiều người. Caffeine trong trà giúp tăng tập trung và tỉnh táo. Nhưng quá nhiều caffeine có thể gây nên các hiện tượng như lo lắng, bồn chồn, và mất ngủ nữa.

Mọi loại thực phẩm dù tốt đến đâu nhưng khi bạn hấp thụ quá nhiều một lúc thì cũng sẽ mang đến hại nhiều hơn lợi. Và trà cũng vậy. Thế nên nếu bạn là người rất thích uống trà thì cũng hãy nên biết tiết chế đam mê của mình. Hãy chỉ uống một lượng vừa đủ và điều độ trong ngày mà thôi.

Cơ địa mỗi người khác nhau nên có người uống được nhiều trà có người không. Chỉ cần bạn làm theo một số lời khuyên sau thì sẽ tránh được những triệu chứng không mong muốn trên.

Uống lượng trà vừa phải: hầu hết những triệu chứng không mong muốn của việc uống trà đến từ caffeine. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là bạn nên hấp thụ khoảng 200mg trở xuống. Tức là khoảng 15g trà mỗi ngày. Tương đương với 4 tách trà mỗi ngày trở xuống.

Uống trà vào buổi sáng: Trong trà có chứa một thành phần gọi là L-theanine. Thành phần này giúp chúng ta giảm stress và thư giãn. Khi kết hợp với caffeine thì bạn sẽ tập trung và tỉnh táo lâu hơn sau khi uống trà khi so với cà phê. Tuy nhiên tác dụng kéo dài này sẽ không tốt khi bạn uống trà vào buổi chiều. Vì có thể bạn sẽ tỉnh táo khi về đêm và có thể gây mất ngủ. Chính vì vậy bạn nên uống trà vào buổi sáng.

Không uống trà lúc bụng đói: Trà có khả năng làm giảm huyết áp nhẹ. Thế nên bạn không nên uống trà vào lúc bụng đói nếu bạn có huyết áp thấp. Có thể kết hợp trà với chất làm ngọt như đường hay mật ong để tránh viêc trà hạ huyết áp.

Uống trà cách bữa ăn ít nhất 30 phút: Uống trà gần với bữa ăn chính có thể làm giảm hấp thu một số thành phần chất khoáng và kim loại. Thế nên bạn cần đợi ít nhất là 30 phút sau khi ăn rồi mới uống trà.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 12 Lợi Ích Của Việc Uống Trà Mỗi Ngày Bạn Nên Biết? trên website Duandautueb5.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!